Giáo dục - Đào tạo Giáo dục - Đào tạo
Thực hiện Đề án sữa học đường năm 2021
05:53 | 29/01/2021 Print   E-mail    

Nhằm tiếp tục thực hiện Quyết định số 3347/2016/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của UBND tỉnh, về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Sữa học đường cho học sinh trong trường mầm non, trẻ dưới 6 tuổi các trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng, giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ngày 26/01/2021 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch số 223/KH-SGDĐT về việc thực hiện Đề án sữa học đường năm 2021.

Theo đó, mục tiêu chung là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non, trẻ dưới 6 tuổi trong các Trung tâm bảo trợ xã hội và trẻ từ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hằng ngày, nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu năm 2021 giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 17,8% (giảm 0,2% so với năm 2020); giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 5,8% (giảm 0,2% so với năm 2020); tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì được khống chế; 90% học sinh mầm non phát triển thể lực đạt yêu cầu so với lứa tuổi; không có học sinh thiểu năng trí tuệ do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng; 80% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học được tham gia các lớp tập huấn, có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường học; 70% phụ huynh được bồi dưỡng, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến dinh dưỡng như tiêm chủng, nước sạch, vệ sinh môi trường; Không để ảy ra trường hợp ngộ  độc thực  phẩm trong  các  ở các  cơ sở giáo dục mầm non; 100% học sinh học ở các cơ sở giáo dục mầm non phải được theo dõi tình trạng dinh dưỡng, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc; 100% ở các cơ sở giáo dục mầm non theo dõi, giám sát và tổ chức tốt cho trẻ uống sữa.

Nội dung thực hiện: Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện Đề án “sữa học đường”; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Đề án “sữa học đường”; Loại sữa sử dụng cho trẻ là loại sữa tươi phải đảm bảo đủ 21 vi chất dinh dưỡng và hàm lượng được quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BYT ngày 05/12/2019 của Bộ Y tế; Đẩy mạnh công tác xã hội hoá huy động các nguồn lực... để thực hiện có hiệu quả Chương trình sữa học đường; Hướng dẫn các đơn vị thực hiện các loại hồ sơ sổ sách.

Đối tượng áp dụng: Học sinh trong cơ sở giáo dục mầm non; Trẻ dưới 6 tuổi các trung tâm bảo trợ xã hội; Trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng.

Thời gian thực hiện và định mức sử dụng: Đối với học sinh tại trường và các cơ sở giáo dục mầm non thì thời gian trẻ được uống sữa trong năm: từ 01/01/2021 đến 31/12/2021 (9 tháng/năm, không tính thời gian nghỉ hè, nghỉ tết). Nếu trẻ nghỉ thì tổ chức cho trẻ uống bù khi trẻ đi học lại (Chỉ cho trẻ uống bù trong tháng); Định mức: Mỗi học sinh uống được uống 16 hộp/tháng (ngân sách cấp 8 hộp, vận động cha mẹ đóng góp 8 hộp). Riêng tháng 02/2021 các cháu được nghỉ tết nguyên đán 02 tuần, nên trẻ được uống 08 hộp/tháng (ngân sách cấp 4 hộp, vận động cha mẹ đóng góp 4 hộp). Còn đối với trẻ dưới 6 tuổi các trung tâm bảo trợ xã hội: Thời gian trẻ được uống sữa trong năm: từ 01/01/2021 đến 31/12/2021 (12 tháng/năm); Định mức: Mỗi trẻ được uống 30 hộp/tháng (do ngân sách cấp); Đối với trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng; Thời gian trẻ được uống sữa trong năm: từ 01/01/2021 đến 31/12/2021 (12 tháng/năm); Định mức: Mỗi trẻ được uống 16 hộp/tháng (do ngân sách cấp).

Sở giáo dục và đào tạo đề nghị các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Tỉnh kiểm tra ít nhất 1/3 trường, cơ sở đang quản lý, lồng ghép trong kiểm tra hỗ trợ chuyên môn trong năm; Xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả theo định kỳ (lồng ghép trong báo cáo sơ kết, tổng kết), thực hiện đúng các loại hồ sơ, biểu mẫu theo quy định; Khi trẻ tăng/giảm, sữa hư, sữa tồn... có văn bản điều chỉnh kịp thời (trước ngày 10 hằng tháng). Tổ chức tổng kết Đề án “Sữa học đường” giai đoạn 2017- 2021.

Sở giáo dục và đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục mầm non ra quyết định thành lập “Ban kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình sữa học đường”; Xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả theo định kỳ (lồng ghép trong báo cáo sơ kết, tổng kết), thực hiện đúng các loại hồ sơ, biểu mẫu theo quy định; Theo dõi, đánh giá trẻ qua biểu đồ tăng trưởng. Cân đo cho 100% trẻ và cập nhật kịp thời vào phiếu theo dõi của lớp (tại thời điểm cân đo, nếu trẻ nghĩ học cân bổ sung ngay sau khi trẻ đi học lại). Trẻ dưới 36 tháng tuổi cân đo hàng tháng, trẻ trên 36 tháng tuổi cân đo hàng quý; Lồng ghép trong chương trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động tăng cường vận động theo kế hoạch phát triển vận động, giúp trẻ năng động, nhanh nhẹn, tự tin, khéo léo và tăng cường các bài tập vận động đối với trẻ béo phì; Tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa, mục đích của Đề án "Sữa học đường" dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng thông qua họp cha mẹ học sinh, bảng tuyên truyền nhà trường, phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, Đài Phát thanh Truyền hình, pano, áp phích, khẩu hiệu, băng rôn…Nâng cao kiến thức về tầm quan trọng trong công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng, tuần lễ dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho học sinh; Tổ chức ngày hội uống sữa học đường lồng ghép trong các lễ hội: Sơ kết, tổng kết, ngày hội đến trường. Kết hợp lồng ghép thi làm đồ dùng dạy học từ vỏ hộp sữa, giúp đội ngũ, học sinh biết tận dụng phế phẩm để làm đồ chơi và giáo dục bảo vệ môi trường; Tăng cường đầu tư trang thiết bị, kho chứa sữa phục vụ cho công tác bảo quản sữa đúng theo quy định./.

Tin: Lê Ngân, BBT