Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
Bà Rịa Vũng Tàu hướng đến số hóa để phát triển du lịch thông minh.
11:50 | 28/09/2019 Print   E-mail    

Trong thời buổi công nghệ 4.0, với xu thế con người sử dụng các công cụ điện tử, điện thoại thông minh ngày càng cao, thì việc phát triển du lịch thông minh, du lịch số là xu thế tất yếu để hòa với du lịch thế giới, bởi số hóa thông tin trong du lịch không chỉ đơn giản là quảng cáo trực tuyến, giúp người dùng đặt tour, đặt phòng và trả tiền qua mạng, mà các công ty cung cấp dịch vụ cũng phải đồng bộ hóa với các nhóm đối tác,và sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ và cơ bản cho ngành du lịch 

Tại Bà Rịa- Vũng Tàu du lịch là đóng vai trò hết sức quan trọng với mức tăng trưởng khá và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch thì mỗi năm Tỉnh đón và phục vụ khoảng hơn 16 triệu lượt khách đến tham quan, vui chơi, giải trí trong (riêng 6 tháng đầu năm 2019 là 8,46 triệu) trong đó có khoảng 550 ngàn lượt khách quốc tế, tỷ lệ bình quân tăng khoảng 16-18%/1 năm, mặc dù vậy nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì du lịch Bà Riạ- Vũng Tàu vẫn chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có. Chính vì thế, ngành du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu đang nổ lực công tác phát triển công tác phục vụ du lịch, trong đó hướng đến số hóa là một trong những nội dung quan trọng để phát triển du lịch cao, du lịch thông minh. Số hóa là cung cấp giải pháp số hóa thông tin các địa điểm du lịch, trước mắt Tỉnh đang hướng đến số hóa khu di tích, bảo tàng trên địa bàn, nghĩa là sử dụng giải pháp mã QR nhằm tích hợp đa dạng thông tin của điểm đến phục vụ khách du lịch, với giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp du khách dễ dàng tiếp cận và sử dụng, thông tin đa dạng, đa ngôn ngữ, nhanh chóng,qua đó ứng dụng công nghệ, số hóa nhằm tuyên truyền và giới thiệu những câu chuyện hấp dẫn về văn hóa, lịch sử, con người cũng như các sự kiện,sản vật nổi bật tại Bà Rịa- Vũng Tàu là yếu tố quan trọng hết sức cần thiết, đồng thời qua đó thông tin đa dạng về hình thức thể hiện cũng như hỗ trợ quảng bá các hoạt động, sự kiện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Các hiện vật tại các di tích sẽ được quét mã QR để tích hợp các tính năng, thông tin cần thiết

Dự kiến dự án sẽ được triển khai với sự kết hợp của 3 bên bao gồm: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đối tác công nghệ, trong đó Sở Du lịch đóng vai trò sắp xếp, lựa chọn các điểm đến du lịch sẽ thực hiện công tác số hóa cũng như xây dựng thông tin đa ngôn ngữ; Sở Văn hóa và Thể thao hỗ trợ về cung cấp thông tin và kiểm duyệt, đánh giá về tính chính xác về mặt nội dung của các thông tin sẽ được đưa lên hệ thống cũng như giới thiệu đến với khách du lịch tham quan tại điểm đến; và đối tác công nghệ được lựa chọn là Công ty sẽ chịu trách nhiệm giới thiệu, cung cấp hệ thống số hóa QR Guiding, đồng thời hướng dẫn thực hiện, hỗ trợ triển khai cho các nhân viên phụ trách tại các điểm đến du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng sẽ nhận các phản hồi và nhu cầu từ cơ quan quản lý du lịch và điểm đến tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để tinh chỉnh hệ thống cho phù hợp với nhu cầu thực tế và đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong suốt thời gian thực hiện. 

Triển khai giải pháp cho ban quản lý tại 40 điểm đến du lịch trong địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như Bạch Dinh, Niết bàn Tịnh xá, Thích ca Phật đài, Tượng Chúa Kito, Trận địa pháo cổ, Đình Thần Thắng Tam, Nhà lớn Long Sơn, nhà truyền thống cách mạng trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, Bảo tàng Tỉnh; Nhà tưởng niệm Võ Thị Sáu- Đất Đỏ, bảo tàng Côn Đảo, bảo tàng Bà Rịa, Đình thần Long Điền và và một số di tích trên các huyện trên địa bàn tỉnh

Việc ứng dụng công nghệ vào việc truyền tải câu chuyện sẽ cho phép giới thiệu nhiều thông tin sống động hơn về mặt hình ảnh, âm thanh hay các đoạn phim ngắn chứ không chỉ gói gọn trong thuyết minh từ người kể chuyện. Hiện tại việc ứng dụng tích hợp mã QR để hỗ trợ các điểm đến là một xu hướng đồng thời hỗ trợ rất lớn đối với các điểm đến du lịch ở nước ngoài, đặc biệt là các bảo tàng hoặc di tích tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tích hợp các mã QR vào các vật phẩm hoặc các khu vực trong địa điểm du lịch cho phép du khách có thể tự do tìm hiểu và tham khảo được nhiều thông tin hơn so với việc phương thức truyền tải truyền thống, đặc biệt là đối với các du khách tự do và không có các thuyết minh viên hoặc hướng dẫn viên đi cùng. Đại diện ngành du lịch khẳng định “Với sự kết hợp để đưa công nghệ vào phát triển du lịch là tất yếu, giúp cho du khách trong và ngoài nước nắm thông tin về văn hóa, lịch sử của điểm đến, trải nghiệm du lịch chủ động, linh hoạt từ phía người dùng, đáp ứng được cách tiếp cận thông tin, từ xa đến gần, sự tương tác giữa khách du lịch và địa điểm, hiện vật, lịch sử văn hóa thuận lợi hơn và với xu hướng sắp tới sẽ triển khai nhiều điểm du lịch trên địa bàn đem lại tiện ích cho du khách và nhà quản lý”

Dự kiến dự án sẽ được triển khai hoạt động vào quý 1 năm 2020, hi vọng với việc phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu của tương lai,những sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc của Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn có thế mạnh nhất định trước các đối thủ toàn cầu khi tích hợp được sự thông thạo văn hóa, di tích lịch sử vào các công cụ sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành du lịch của Tỉnh và du lịch Việt Nam./.

Tin, ảnh: Kim Nguyễn, BBT