Thông tin kinh tế. Thông tin kinh tế.
Tăng cường đảm bảo giá thịt heo, bình ổn thị trường, phục vụ người tiêu dùng.
05:58 | 13/06/2020 Print   E-mail    

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã kiến nghị gửi Thủ tướng và các cơ quan về việc bình ổn giá thịt lợn, vì bản chất giá thịt lợn cao là do mất cân đối cung - cầu, tuy nhiên chưa thấy công bố con số cụ thể về cân đối cung - cầu. Nguồn cung trong nước thiếu hụt do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi đã được đề cập nhưng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dịch  đã được kiểm soát, cả nước có 99% số xã có dịch đã qua 30 ngày, chỉ còn 1% tổng số xã có dịch chưa qua 30 ngày. Từ tháng 1/2020, đã có sản phẩm của lợn tái đàn, với tổng đàn lợn vào đầu tháng 3/2020 đạt gần 24 triệu con, tăng hơn 2 triệu con so với tháng 12/2019. Trong khi đó “cầu” giảm, từ cuối tháng 3, các cơ sở kinh doanh dịch vụ tạm đóng cửa để chống lây lan dịch bệnh theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng, nhu cầu dịch vụ ăn uống giảm. Giá thịt lợn đắt đỏ, người tiêu dùng cắt giảm hoặc chuyển sang sử dụng thực phẩm khác. Xuất khẩu 2 tháng giảm 21,1% so cùng kỳ 2019. Xuất lậu lợn cũng đã bị ngăn chặn do phòng chống dịch, cả hai bên biên giới đều kiểm soát chặt.Mặc dù vậy, có một nghịch lý là dù thịt nhập khẩu tăng tới 328%, tốc độ tái đàn cũng tăng mạnh, “cầu” giảm, song giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao trong một thời gian dài cho đến nay. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người tiêu dùng.Từ đó, Hội kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ nguyên nhân giá thịt lợn vẫn cao như hiện nay.

Chủ động tăng cường các giải pháp để bình ổn giá thịt, bình ổn thị trường phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.

Đồng thời Hội cho rằng để giúp cho việc thực hiện quyền giám sát, cần minh bạch thông tin vì”theo Luật Chăn nuôi, Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi. Bảo đảm minh bạch về giá tại các khâu trong chuỗi sản xuất, cung ứng”. Bộ Công Thương dự báo nhu cầu thị trường, Bộ NN&PTNT dự báo nguồn cung. Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cập nhật giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.Hội cũng đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra chống đầu cơ, chống buôn lậu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Trên cơ sở kiến nghị của Hội Bảo vệ người tiêu dùng nêu trên Văn phòng Chính phủ đã có yêu cầu các Bộ ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính khẩn trương triển khai các giải pháp để bình ổn gía thịt heo, nghiên cứu báo cáo và kiến nghị của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, chủ động thực hiện các giải pháp và xử lý theo đúng thẩm quyền để đảm bảo giá thịt heo, bình ổn thị trường, phục vụ người tiêu dùng./.

Tin, ảnh: Việt Bách, BBT