Tin trong nước Tin trong nước
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 tại Chỉ thị 18/CT-TTg
07:31 | 16/04/2020 Print   E-mail    

Trong giai đoạn tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong khi đó kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững, trong đó có diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là rất nặng nề, Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đồng thời tiến hành xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 để phê duyệt, triển khai thực hiện ngay khi kế hoạch 5 năm được cấp có thẩm quyền thông qua.

Theo đó, Chỉ thị tập trung vào các nội dung chủ yếu: Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025, trong đó đánh giá lại của năm 2016-2020; đặt ra kế hoạch 5 năm 2021-2025; Yêu cầu và kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025; Các nội dung chủ yếu của CHương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025; Phân công và tiến độ xây dựng kế hoạch.

Đặc biệt Chỉ thị tập trung vào 12 nội dung đặc trưng, trong đó một số nội dung chủ yếu: Bối cảnh xây dựng kế hoạch bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội; Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025; mục tiêu hướng đến năm 2025 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương; Mục tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn, trong đó: phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước bình quân 5 năm 2021-2025 tăng khoảng 7%.

Và các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu như tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế…/.

Tin: Việt Bách, BBT