Giáo dục - Đào tạo Giáo dục - Đào tạo
Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 - 2021 của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
06:09 | 24/10/2020 Print   E-mail    

UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo dục cho năm học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó 09 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện chủ yếu, Một là rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong toàn tỉnh như việc kiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo yêu cầu bảo đảm nguyên tắc tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở mầm non, phổ thông trên toàn tỉnh. Phát triển mạng lưới trường học các cấp đảm bảo nhu cầu dạy và học, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở những nơi có điều kiện, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; Hai là, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp quản lý, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp, ngành giáo dục chủ động đặt hàng với các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên cho địa phương, triển khai thực hiện theo lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo Kế hoạch tổng thể của Bộ; Ba là, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, đẩy mạnh việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, thhực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích hợp, lồng ghép, tinh giản nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; đẩy mạnh giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông; đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học; thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019; Bốn là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen với ngoại ngữ (tiếng Anh) và triển khai dạy tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1, lớp 2 ở nơi có đủ điều kiện thực hiện; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình môn Tiếng Anh hệ 10 năm từ năm học 2020 - 2021 để sẵn sàng thực hiện chương trình môn Tiếng Anh mới theo lộ trình; Năm là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; đẩy mạnh dạy học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành. Triển khai hiệu quả hệ thống quản lý học tập qua mạng để bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo phương thức bồi dưỡng thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường; Sáu là đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục; Bảy là hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tám là tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo và Chín kà phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, như tiếp tục phát triển mô hình trường THPT chuyên giai đoạn 2021 – 2031, các cơ sở giáo dục chú trọng việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng tài năng trẻ từ học sinh, sinh viên giỏi, xuất sắc, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.

Bên cạnh đó Chỉ thị cũng đề ra các nhóm giải pháp thực hiện như tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo; Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục; Đấy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo./.

Tin: Kim Nguyễn, BBT