Thông tin hoạt động Thông tin hoạt động
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
01:45 | 16/10/2020 Print   E-mail    

Thực hiện Chỉ thị 42-CT/TU ngày 03/7/2020 của Ban Thường vụ của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, vừa qua, Thành ủy Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch hành động số 12-KH/TU về triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong đấu tranh, phòng, chống và trấn áp tội phạm, tập trung xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm nhất là các vụ án nghiêm trọng; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; Nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu, mỗi cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Nội dung trọng tâm của Kế hoạch hành động:

Thứ nhất: Tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đặc biệt là chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và việc áp dụng pháp luật của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thứ 2: Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại đơn vị mình phụ trách nhất là tin báo, tố giác liên quan đến dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên được giao nhiệm vụ xác minh, xử lý tin bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải khách quan, đầy đủ, chính xác, và đúng pháp luật, nhanh chóng xác minh, điều tra, làm rõ, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế thấp nhất các loại tội phạm; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm.

Thứ 3: Tăng cường quản lý việc chấp hành quy định của pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc diễn biến tình hình tội phạm, phối hợp hiệu quả giữa cơ quan điều tra với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố và lực lượng công an cơ sở để tiếp nhận, xử lý kịp thời các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn.

Thứ 4: Tăng cường công tác kiểm sát việc giải quyết tố cáo, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải được xem xét, xử lý khách quan, nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư liên tích số số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của liên ngành Trung ương quy định “Việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số  quy định của Luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giả quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp liên ngành trong việc tiếp nhận, phân loại, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn.

Thứ 5: Thường xuyên rà soát, giải quyết những vụ việc còn tồn đọng; tăng cường thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện vụ việc có dấu hiệu về tội phạm và đề nghị xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Giám sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do tổ chức mình tiếp nhận và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thứ 6: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng, chống vi phạm pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp Hành pháp luật của cá nhân, tổ chức. Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc động viên, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin tố giác các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật. Biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích tích cực, phê phán những hành vi tiêu cực trong công tác phòng, chống tội phạm tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa  bàn thành phố.

Tại mỗi nội dung của Kế hoạch hành động, Thành ủy Vũng Tàu cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện. Thành ủy Vũng Tàu giao cho HĐND-UBND thành phố, các Ban, UBKT và Vă phòng Thành ủy, UB MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố, các cấp ủy đảng trực thuộc căn cứ Kế hoạch này triển khai thực hiện một cách nghiêm túc; Giao Đảng ủy Công an thành phố chủ trì, phối hợp với UBKT Thành ủy, Văn phòng Thành ủy, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Tổ công tác nội chính và phòng chống tham nhũng thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn thực hiện./.

Tin: Bằng Lăng, BBT