Giáo dục - Đào tạo Giáo dục - Đào tạo
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các cơ sở giáo dục.
07:10 | 04/10/2020 Print   E-mail    

Thực hiện công văn số 3816/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 29/09/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 30/9/2020 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Văn bản số 1923/SGDĐT-VP về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các cơ sở giáo dục.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong ngành Giáo dục với các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tuyên truyền, giáo dục, tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019; Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019; các Chương trình, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm.

Thứ 2: Thông tin rộng rãi, kịp thời, công khai, minh bạch trong cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên về chủ trương phát triển kinh tế, an sinh xã hội của Đảng, Chính phủ và địa phương; các cơ sở được phép kinh doanh trong các lĩnh vực Giáo dục như: môi giới việc làm, du học, xuất khẩu lao động, liên kết đào tạo, đào tạo và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, kĩ năng sống...; các âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản gắn với các vụ việc, vụ án cụ thể mang tính điển hình để cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp quản lý tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản.

Thứ 3: Giáo dục nâng cao nhận thức, kĩ năng phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cảnh báo về các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: Tài chính, Ngân hàng, Bất động sản, dự án đầu tư, môi giới việc làm, đưa người đi lao động, học tập tại nước ngoài, kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử, tiền ảo...Đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạttài sản trên không gian mạng; tin nhắn “rác”, tin nhắn trúng thưởng, xin việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn; kêu gọi đầu tư, tài trợ, đầu tư kinh doanh đa cấp, thiết lập các trang mạng ngân hàng giả mạo để lấy dữ liệu thông tin khách hàng...

Thứ 4: Các cơ sở giáo dục lồng ghép tuyên truyền, phổ biển giáo dục pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo đảm an ninh, trật tự cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, tọa đàm, sinh hoạt Đoàn, Đội, qua Website, Blog, diễn đàn, phát thanh nội bộ của nhà trường...

Thứ 5: Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn, tố giác các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bảo đảm an ninh, trật tự; xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân vi phạm.

Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở triển khai, thực hiện./.

Tin: Lê Ngân, BBT