An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Thiêng liêng - Tình đồng đội
09:23 | 26/04/2015 Print   E-mail    

 

Trong không khí sôi nổi cùng quân, dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhớ lại những kỷ niệm oai hùng xưa, ngoài niềm tự hào lớn lao về những chiến công hiển hách của quân và dân ta. Trong không khí sôi nổi cùng quân, dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhớ lại những kỷ niệm oai hùng xưa, ngoài niềm tự hào lớn lao về những chiến công hiển hách của quân và dân ta. Trong sâu thẳm của lòng mình vẫn còn đọng lại những niềm thương xót, nhớ nhung đến những đồng đội đã hy sinh.
 
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng đến nay, cả nước vẫn còn hơn một triệu người con ưu tú đang nằm đâu đó trong lòng Đất mẹ thân yêu. Cảm nhận được tình cảm đồng đội thiêng liêng đó,bao nhiêu năm qua, có những cựu chiến binh vẫn rong ruổi khắp trong Nam ngoài Bắc để tìm kiếm thông tin về phần mộ và hài cốt của đồng đội, như ông Nguyễn Văn Hội, chi hội trưởng chi hội CCB khu phố 6, phường 1, thành phố Vũng Tàu là một điển hình.
 
Ông Nguyễn Văn Hội nhập ngũ ngày 20/4/1970, thuộc đơn vị C41, D4, Đoàn 126 Đặc công nước, năm 1971 được điều vào Nam (đi B) bổ sung cho Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác, trực tiếp chiến đấu tại vùng cảng Cát Lái, cảng Rạch Dừa, cảng Cát Lở Vũng Tàu. Chiến dịch Hồ Chí Minh ông tham gia giải phóng xã Long Sơn, đánh chiếm cầu Gò Găng. Trong quá trình chiến đấu ông bị thương hai lần và chứng kiến 24 đồng đội hy sinh và tự tay ông đã chôn cất cho 5 đồng chí. Vì chiến đấu trên sông nước nên hầu hết các chiến sĩ hy sinh xác đều bị chìm hoặc trôi theo giòng nước. Đây là điều làm ông day dứt, đã hơn 20 năm qua, ông cặm cụi đi tìmhài cốt bởi cái tình và cái tâm của một người lính đối với những đồng đội đã khuất. Mặc dầu cũng nhiều lần kề cận với cái chết, nhưng ông thấy mình được may mắn vì còn có cơ hội trở về với vợ con. Chia sẻ với tôi, ông Hội nói giọng trầm tư: "Trong trận chiến ở Long Sơn, Gò Găng vào ngày 29/4/1975 khi đánh nhau, anh em chiến sĩ hy sinh nhiều quá. Họ còn rất trẻ, phần đông là thanh niên ngoài Bắc mới vào, vì bảo vệ độc lập dân tộc, giải phóng đất nước mà họ đã hy sinh, là đồng đội với nhau, tôi đã nhiều lần khóc. Cứ nghĩ đến cảnh xương thịt đồng đội vẫn lạnh lẽo nằm đâu đó trên sông hay trong lòng đất, tôi lại muốn đi tìm. Mình có điều kiện thì cố gắng, điều đó an ủi phần nào nỗi đau mất mát đối với các thân nhân của các liệt sĩ".Từ khi về nghỉ hưu đến nay, mặc dầu ông là thương binh hạng 2/4 nhưng cứ mỗi lần đến dịp các ngày lễ 30/4, 02/9 hay 22/12 nhớ tới đồng đội ông lại đi tìm hài cốt của họ, tìm được ai ông đưa vào nghĩa trang xã Long Sơn hay nghĩa trang Bà Rịa để đồng đội được an nghỉ. Nếu xác định được danh tính của ai thì ông gửi thư thông báo đến thân nhân các gia đình liệt sĩ cho họ biết.Đến nay, ông đã tìm được 05 bộ hài cốt đồng đội.Cứ như thế, hơn 20 năm qua, ông Hội dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc tìm kiếm thông tin về phần mộ liệt sĩ. Đây là tấm gương sáng mà mỗi người chúng ta phải suy nghĩ, học tập.
 
Đ/c Nguyễn Văn Hội (bên phải) trong lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hội CCB
 
Ngày nay, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, vấn đề đặt lên hàng đầu là xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, nhất là về chính trị tư tưởng.Mặt khác phải luôn chăm lo xây dựng tinh thần đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng dựa trên tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng nhất. Đó chính là cội nguồn của mọi thắng lợi trong quân đội ta. Điều này trong lời thề thứ 7 của quân đội nhân dân Việt Nam đã ghi rõ: “Trong tình thương yêu giai cấp, hết lòng thương yêu đồng đội lúc thường cũng như lúc chiến đấu”. Tình đồng chí, đồng đội là truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, quân đội do Đảng và Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Nó thuộc về bản chất và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam - của Bộ đội Cụ Hồ.
 
                                                                                     
Bài, ảnh: Trọng Chu
BBT.