An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Hãy tạo thói quen đọc sách cho trẻ.
06:52 | 20/06/2014 Print   E-mail    

 

 
Từ bao đời nay, sách như cả một thế giới đối với chúng ta, là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Ngày nay khi Internet phát triển, nhiều trẻ em thích những trò chơi game oline, các trò giải trí khác trên mạng mà quên đi đọc sách. Và đó là một thiệt thòi cho các em. Tâm hồn các em còn trong sáng, đầu óc tưởng tượng rất phong phú, vì vậy bản thân mình thấy nên tập thói quen đọc sách cho con chúng ta ngay từ nhỏ, từ từ sẽ nuôi dưỡng cho các bé một tâm hồn tốt đẹp hơn.
 
http://www.giadinhnestle.com.vn/fileup/UploadedFiles/RadFiles/Image/Web%20Content/Oct-2013/day-con-ngoan-bi-quyet-thong-minh-chon-sach-hay-cho-tre-2.jpg
Hình minh họa
 
Dẫu biết thời đại này là thời đại của hình ảnh, của thị giác, với các thiết bị điện tử phát triển đến chóng mặt, không phải chúng ta quay lưng lại với các thiết bị đó, mà hãy nên biết tiết chế nó lại, đừng phụ thuộc quá nhiều vào hình ảnh, bạn sẽ mất đi nội dung và tâm hồn của mình, nếu được bạn nên cân bằng được cả hai là tốt nhất. Nên với các ông bố, bà mẹ mới có con, hay con bạn đang cắp sách tới trường những năm đầu tiên, thì hãy nên hướng dẫn cho bé những thói quen đọc một số loại sách có ích như sách văn học, sách khoa học, lịch sử…để bồi đắp tâm hồn các em trở nên phong phú hơn.
 
Bố mẹ hãy tạo cho con khoảng thời gian để đọc sách như cuối tuần, ngày nghỉ, mùa hè….hoặc là hàng ngày thì càng tốt nhưng đừng đặt nặng vấn đề này quá, bạn chỉ cần bỏ chút thời gian trong ngày của mình để dành cho việc đọc sách, hay chỉ cho con bạn biết để bé có thể tập từ từ, hãy rèn luyện thói quen này. Đừng cố ép mình đọc bất cứ lúc nào, hãy chọn một khung thời gian làm cho bạn thấy thoải mái nhất với việc đọc sách.
 
http://anh.eva.vn/upload/news/2009-12-30/1262144709-cung-con-danh-van.jpg
Hình minh họa
 
Mọi sự ép buộc đều không có giá trị và không mang lại kết quả nếu thực sự các bé không muốn. Nếu suốt ngày bạn la mắng, ép buộc các bé đọc sách thì chỉ khiến chúng sợ hãi và né tránh dần các cuốn sách mà thôi. Hãy biết cách khơi dậy lòng yêu sách, niềm hứng thú đọc sách của các bé từ những việc đơn giản nhất. Khi ấy, bạn không cần ép buộc thì bản thân các bé cũng đã rất yêu, rất mến những cuốn sách rồi.
 
Khi con bạn đọc một quyển sách mới mỗi tuần, sẽ tạo điều kiện cho tâm trí con luôn tiếp nạp thêm kiến thức mới. Mỗi ngày các cháu sẽ có thêm nhiều ý tưởng vào, khiến cho bộ máy tư duy phải tìm cách để kết hợp kiến thức mới vào hệ thống kiến thức sẵn có. Đọc thường xuyên kích thích hoạt động tư duy của các bé, ngay cả vào lúc chúng không cầm sách trên tay.
 
Để dạy con thích đọc sách và giữ sách cẩn thận thì bạn cần phân tích cho bé hiểu sách là một người bạn tốt nên cần được nâng niu, giữ gìn thật cẩn thận, tránh không làm nhàu nát, không làm rách sách và phải để sách vào đúng vị trí sau khi đã đọc xong. Và chính bạn cũng phải làm gương cho các bé trong việc này đấy, sau khi đọc truyện cho các bé nghe xong, bạn gấp sách lại cẩn thận, để lên giá sách đúng chỗ ban đầu và nói với bé “lần sau khi lấy sách con cũng phải để lại chỗ cũ như thế nhé”, chắc chắn lần sau các bé sẽ nhớ và làm theo lời bạn ngay.
 
Kết thúc bài viết này tôi muốn nói với các bậc phụ huynh rằng: Giúp bé thích đọc sách không phải là điều đơn giản. Trong khi sách lại có tầm quan trọng đối với quá trình phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách của mỗi con người. Tuy nhiên thói quen và sở thích đọc sách hàng ngày không phải ai cũng có được, chính vì thế đối với các bé yêu, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, bố mẹ cần phải xây dựng và định hình cho bé thói quen này, để các bé xem đọc sách là một niềm yêu thích, một thú vui lớn và đọc sách với tất cả niềm hứng khởi, say mê./. 
 
Bài: Lê Ngân
BBT.