Liên Kết Website Liên Kết Website
Di tích Di tích
DI TÍCH LỊCH SỬ: Kết nối văn hóa và du lịch
09:45 | 13/02/2015 Print   E-mail    


Bên cạnh thế mạnh về biển, Bà Rịa – Vũng Tàu còn thu hút du khách nhờ hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm đến tham qua và về nguồn của khách du lịch.
 
Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có 44 di tích được xếp hạng trong đó có 31 di tích được xếp hạng quốc gia, còn lại là di tích xếp hạng cấp tỉnh. Sau 6 năm thực hiện phân cấp quản lý di tích, các di tích trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi rõ rệt: Di tích được trùng tu, bảo quản; nhiều đơn vị lữ hành đã mở tour du lịch đến với các di tích, danh thắng để du khách tham quan, tìm hiểu… Việc làm này có thể thấy rõ nhất trong dịp Khai hội Văn hoá Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đầu năm 2008: có 4 di tích trọng điểm (Khu di tích Bạch Dinh, trận địa pháp cổ Núi Lớn, Khu di tích lịch sử căn cứ Minh Đạm, địa đạo Long Phước) đã được nâng cấp, sửa chữa để phục vụ khách du lịch đến tham quan tìm hiểu. Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành một trong những điểm trọng tâm của Khai hội Văn hóa – Du lịch năm 2009 để được nghe những nhân chứng lịch sử đã từng tham gia đoàn tàu không số trực tiếp kể lại chuyện vận chuyển vũ khí từ Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Từ năm 20010 đến nay, nhiều di tích đã được kết nối đến với người dân và du khách thông qua các hoạt động về nguồn. Từ những việc làm ý nghĩa, thiết thực đó, di tích lịch sử đã trở thành sợi dây kết nối quá khứ - hiện tại và tương lai; kết nối văn hóa và du lịch để hướng đến một mục tiêu chung là thu hút khách du lịch và làm vẻ vang những trang sử của quê hương. Khoảng 5 năm trở lại đây, các di tích lịch sử còn được kết nối với học sinh trong các chuyến về nguồn hoặc gắn liền với chương trình hành động “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ông Phạm Chí Thân, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho rằng, việc về nguồn để học lịch sử địa phương hoặc tham gia chăm sóc di tích cần phải được nhân rộng để phát huy hết giá trị của di tích. Di tích lịch sử là chiếc cầu, nối quá khứ, hiện tại và tương lai.
 
Thời gian gần đây, hệ thống di tích còn thu hút du khách nhờ hoạt động về nguồn, giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ. Di tích Bạch Dinh là một ví dụ. Vào những ngày lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật, không chỉ có người dân địa phương mà du khách từ khắp các tỉnh thành trong cả nước và du khách nước ngoài đã về đây tham quan, tìm hiểu và tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như lễ kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng và các buổi sinh hoạt, nói chuyện truyền thống. Chị Emmannuelle Schaack – Klein đến từ Pháp chia sẻ: “Tôi không biết nhiều về văn hóa - lịch sử Việt Nam cũng như các di tích của Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng khi đến tham quan và được nghe giới thiệu về di tích, tôi biết rằng dân tộc Việt Nam của các bạn thật anh dũng, Bà Rịa – Vũng Tàu là một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh, một nền văn hóa đậm đà bản sắc”.
 
Du khách tham quan Khu di tích Bạch Dinh Vũng Tàu
 
Phải khai thác các di tích lịch sử để đón khách đó là lợi thế của Bà Rịa – Vũng Tàu, là việc làm thiết thực và ý nghĩa nhằm tạo ra những điểm nhấn, thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Du lịch muốn phát triển thì phải phát huy được giá trị của các di tích lịch sử văn hoá. Trùng tu, tôn tạo và làm sống dậy nét văn hoá và giá trị lịch sử để thu hút du khách. Vì vậy, không chỉ trong một vài chương trình ngắn ngủi, vài tour vui chơi, các di tích của Bà Rịa – Vũng Tàu còn có trong điểm đến thứ 19 trong chương trình truyền hình thực tế “Hành trình khám phá”. Những danh lam, thắng cảnh, các khu di tích lịch sử ở Bà Rịa – Vũng Tàu tưởng chừng đã quen thuộc nhưng càng khám phá càng nhận ra bao điều thú vị như vẻ đẹp hồn hậu, chân quê của hơn 100 năm về trước ở Nhà Lớn – Long Sơn; vẻ hùng tráng của ngọn Hải Đăng – Vũng Tàu; và những trận địa pháo cổ...
 
Bài, ảnh: Hoa Hạ
BBT.

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu