Thông tin kinh tế. Thông tin kinh tế.
Quy chế ứng phó sự cố chất thải tại Quyết định 09/2020/QĐ-TTg
02:45 | 02/04/2020 Print   E-mail    

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg  ngày 18 tháng 03 năm 2020 quyết định ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải. Chất thải là nước thải, khí thải, chất thải rắn, bao gồm: chuẩn bị ứng phó sự cố; tổ chức ứng phó sự cố; cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; cơ chế tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và  không điều chỉnh sự cố chất thải do thiên tai và sự cố chất thải xảy ra trên biển. Áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở xử lý chất thải (sau đây viết tắt là cơ sở) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố chất thải. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

Theo đó thông tin về sự số chất thải phải được thông báo kịp thời đến đầu số 112 hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố chất thải có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã nơi xảy ra sự cố hoặc Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp huyện.  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thông tin kịp thời về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp để kiểm tra và xử lý.

Đối với Ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở: Người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy ứng phó sự cố tại cơ sở; Người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở phải tổ chức ứng phó sự cố, đánh giá phạm vi ảnh hưởng và khả năng tự ứng phó của cơ sở để thực hiện các hoạt động sau đây: người chỉ huy có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố theo kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt, trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy phải thông báo ngay đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã hoặc Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp huyện để được tổ chức ứng phó.  Báo cáo và thông báo sự cố chất thải gồm các nội dung: thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra sự cố; mức độ, phạm vi ảnh hưởng, các thiệt hại do sự cố gây ra; các hoạt động ứng phó sự cố đã thực hiện; đánh giá khả năng ứng phó của cơ sở và các nội dung khác có liên quan.

Ứng phó sự cố chất thải ngoài cơ sở xác định và công bố sự cố chất thải trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được thông báo quy định Trưởng ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp huyện tổ chức xác định loại sự cố theo quy định, trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay cho Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để chỉ đạo ứng phó sự cố; Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Trưởng ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnhquyết định công bố sự cốchất thải và chỉ đạo ứng phó sự cố. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo ứng phó sự cố theo quy định. Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố tình trạng khẩn cấp và chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Và Quyết định công bố sự cố chất thải bao gồm các thông tin: loại và mức độ sự cố, địa điểm, thời gian, phạm vi ảnh hưởng và các khuyến nghị có liên quan; thành lập sở chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó sự cố; chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố, người phát ngôn ứng phó sự cố (ghi rõ họ tên, chức vụ, thông tin liên hệ) và lực lượng tham gia ứng phó sự cố./.

Tin: Kim Nguyễn, BBT

Các bài mới hơn
Các bài cũ hơn