An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Bạo lực không đáng có
08:38 | 28/12/2013 Print   E-mail    

 


Theo thống kê hiện nay ở Việt Nam xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng và phổ biến hơn, các vụ ẩu đả gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cực kì nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên.
 
Nhiều vụ ẩu đả xảy ra chỉ bắt nguồn từ những xích mích đời thường vô cùng nhỏ nhặt thôi nhưng lại không được giải quyết bằng lý lẽ mà lại sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề Và các sự việc khi sử dụng bạo lực để giải quyết đều không dừng lại ở mức độ nhẹ nhàng mà hầu hết đều đi đến cái kết đáng đau buồn.
 
Hai gia đình vốn là hàng xóm thân thiết, có việc gì cũng đều gọi nhau thế nhưng chỉ vì xích mích với lý do hết sức nhỏ nhặt: nhà anh này mất con mèo, nhà anh kia thì mới ăn nhậu thịt mèo, rồi lời qua tiếng lại vô tình đã khiến họ nhìn nhau như kẻ thù để rồi có sẵn hơi men họ lao vào nhau giải quyết nhau bằng vũ lực. Máu nóng bốc lên đầu, họ như hai con thú lao vào nhau cắn xé, đánh đấm bằng tay chân dường như với họ chưa đủ để hạ hỏa, những con dao vốn là vật dụng gia đình thì giờ đây biến thành vũ khí để họ “chiến đấu’ với nhau. Đến khi có một người gục xuống bên vũng máu, còn người kia thẫn thờ nhìn đôi bàn tay mình nhuốm máu của “địch thủ” thì cuộc chiến mới kết thúc. Chỉ còn lại tiếng gào thét thê lương của người vợ, tiếng những đứa con nhỏ dại thít thút bên người cha, người chồng đang thoi thóp bên vũng máu. “Thẫn thờ” vì sợ hãi hay hối hận vì tội lỗi? Đã quá trễ để nhận ra vì một gia đình giờ đây đã mất đi trụ cột gia đình, những đứa con mất cha, người vợ đã mất chồng, một gia đình tuy con vẫn còn cha, vợ vẫn còn chồng nhưng cũng như không vì anh đã vướng vòng lao lý với tội lỗi mình đã gây ra. Sự hối hận, lời xin lỗi muộn màng giờ đây có mang lại cho họ được cuộc sống như trước nữa không, có mang lại người cha, người chồng đã nằm xuống bên máu có trở về nữa không?. Chỉ còn lại những người vợ, những đứa con nhỏ dại với những nỗi đau buồn, khổ cực.
 
Có những vụ việc chỉ vì mấy trăm nghìn mượn của nhau mà lời qua tiếng lại, rồi không kiềm chế được bản thân họ lại dùng đến vũ lực để giải quyết vấn đề để rồi kết quả một người bị tàn phế suốt đời, một người thì phải trả giá bằng tự do của mình vì sự nóng nảy thiếu kiềm chế của mình đã gây ra, trong khi cả hai gia đình đều rất khó khăn. Và cuối cùng vẫn là những lời xin lỗi muộn màng, kèm theo nước mắt.
 
 
ảnh hưởng của những trò chơi bạo lực hay chính là do ảnh hưởng từ chính sự bạo lực từ gia đình, từ chính những bậc phụ huynh.
 
 
 Những vụ ẩu đả, bạo lực học đường thường xuyên xảy ra gây xôn xao dư luận.

Rồi rất nhiều vụ bạo lực học đường do các em học sinh gây ra đã được báo chí đưa tin, mạng xã hội chia sẻ gây xôn xao dư luận. Tâm lý nhiều em khi vướng vào bạo lực học đường đều trong tình trạng hoang mang lo sợ, nhiều em không dám đi học, có em vì quá hoang mang lo sợ mà tìm đến cái kết tự tử. Nhiều người còn trở thành nạn nhận bị sát hại bởi chính đôi tay người bạn của mình vì những lý do nhỏ nhặt, vì ghen tuông vô lý... Giết chết cả một tương lai tươi sáng của các em.
 
Mới gần đây vụ việc đày đọa trẻ ở trường mầm non tư thục Phương Anh đã nhn được sự lên án mạnh mẽ của xã hội. Những “phương pháp sư phạm” như: lấy khăn bịt mũi, bóp cổ, dúi đầu xuống đất, đánh, đập, tát vào mặt các bé mầm non của Nguyễn Lê Thiên Lý, Lê Thị Đông Phương ở trường Phương Anh đã khiến cho hàng triệu người phẫn nộ.
 
Và liên tiếp những vụ việc bạo lực gia đình xảy ra: chồng đánh vợ dã man, vợ hạ độc vào thức ăn giết chồng, con giết cha... những hành động bạo lực vô nhân tính dã man đó luôn bị dư luận xã hội chỉ trích lên án, nhưng chiều hướng của nó không hề giảm mà vẫn cứ tiếp tục tăng.
 
Phải chăng xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng là do sự ảnh hưởng của các trò chơi bạo lực, do sự ảnh hưởng của các bộ phim hành động, do sự ảnh hưởng của chính sự bạo lực từ gia đình, từ chính những bậc phụ huynh hay bản tính, do tâm lý nóng nảy thiếu kiềm chế trong mỗi con người.
 
“Bạo lực” đó có phải cách giải quyết vấn đề tốt nhất ? hay chỉ mang lại những hậu quả đáng buồn, đáng tiếc. Tiếng còi báo động này cần được toàn xã hội lưu ý và quan tâm, những hành động bạo lực như vậy phải bị loại bỏ, để xã hội được trở lên tươi đẹp, yên bình, hạnh phúc hơn.
 
Bài : Thiên Thu
BBT.