An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Sự tích bánh chưng bánh dầy.
09:49 | 27/01/2014 Print   E-mail    

                   
Vậy là đã 27 tết rồi, khác hẳn với mọi khi, ngôi nhà chỉ có 2 ông bà già với con chó vàng quanh quẩn bên hiên nhà cùng mấy chú gà lon ton ngoài vườn, hôm nay trong ngôi nhà ấy có thêm những tiếng ríu rít của đứa bé gái- cháu nội của ông bà trên thành phố mới được bố mẹ nó cho về quê ăn tết cùng với ông bà.
 
Con bé mới 5 tuổi, dường như từ trước đến giờ nó chưa bao giờ được đi đến những vùng quê, năm nay được bố mẹ cho về quê thăm ông bà, mọi thứ ở đây dường như đối với nó rất lạ lẫm và lý thú, nó thích thú với hầu hết các thứ ở đây, từ cây tre đến con trâu ngoài đồng, từ cái lu đựng nước mưa đến cái bếp đun củi… Năm nào cũng thế, cứ vào khoảng 27- 28 tháng trạp là ông bà lại gói bánh chưng để cúng lễ tổ tiên ngày tết. Bà ngồi lau lá dong cho khô cho sạch, cắt tỉa gọn gàng, ông thì ngồi chẻ lạt, chuẩn bị các thứ cần thiết để gói bánh, những nồi đỗ vàng, giá gạo nếp trắng ngần, cùng với khay thịt heo đã được tẩm ướp gia vị đầy đủ. Con bé ngồi bên cạnh đó, nó thích thú nhìn ông bà làm việc, tò mò nó hỏi bà: “ông bà đang làm gì vậy ạ, sao có nhiều thứ quá”. Bà nó mỉm cười âu yếm nhìn nó trả lời: “ông bà đang chuẩn bị gói bánh trưng, ngày tết là phải có bánh chưng bánh dầy cháu à”. Nó lại hỏi: “bánh chưng, bánh dầy là bánh gì vậy ạ, nó có ngon không bà. Mà sao ngay tết lại phải có bánh chưng bánh dầy ạ”. Bà xoa đầu nó, đứa cháu gái bé nhỏ đáng yêu của bà. Bà bảo đó là một truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta, truyền thông ấy đã có từ rất lâu rồi.
 
 
 
 
Đó là vào hồi ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
 
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.
 
            Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.  cổ tích
việt nam
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
 
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.” cổ tích
 
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
 
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. truyện vi
ệt nam
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.”
 
Nó chăm chú nghe bà kể chuyện, đôi mắt trong veo của nó đôi lúc lại chớp lên vài lần. Nó reo lên vui sướng khi nghe bà kể xong câu chuyện.“Bà ơi, bà dạy cháu làm bánh chưng bánh dầy nhé bà, cháu sẽ gói một cái bánh thật to! thật đẹp, thật là ngon nữa để cúng lễ tổ tiên trong ngày têt giống như “ chàng Lang Liêu” vậy, bà dạy cháu nhé.” Đôi môi nhỏ bé líu lo, đôi mắt trong veo ngước nhìn bà nó như năn nỉ thật đáng yêu. Cả ông và bà nghe con bé nói đều mỉm cười âu yếm nhìn nó, trong lòng ông bà trào lên một nỗi niềm hạnh phúc.
   Bài: Thiên Thu
BBT.