An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Rong Sụn - loại rong biển giàu chất dinh dưỡng
11:07 | 03/05/2015 Print   E-mail    

 
Mấy hôm nay, trên các bãi tắm của thành phố Vũng Tàu từ khu Thanh Bình, Chí Linh sang Bãi Sau, bãi Ô Quắn về bãi Dứa cho đến Bãi Trước, bãi Dâu … đều xuất hiện loại rong sụn từ ngoài biển dạt vào. Có hôm rong sụn về nhiều đến nỗi phủ khắp một vùng bãi cát. Những người biết ăn và sử dụng rong sụn đều đua nhau đi thu nhặt. Còn khách du lịch do tò mò tìm hiểu nên cũng thu nhặt được rất nhiều.
                                    Vớt rong sụn
Rong sụn là một loại rong biển có giá trị cao, giàu chất dinh dưỡng, thường được làm nguyên liệu chế biến Carrageenan dùng trong công nghiệp thực phẩm, y tế và nhiều ngành khác. Rong sụn được khai thác tự nhiên,tập trung ở khu vực biển miền Trung và miền Nam nước taở các bãi ngang nông, vùng triều cạn, vùng nước sâu ven các đầm phá ven biển và ven các đảo.Một năm có 2 mùa phát triển nhanh là các tháng từ tháng 4 đến tháng 8 và từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Rong sụn không chỉ là loại rong biển xuất khẩu quý, có giá thành cao được nhiều thị trường ưa chuộng, mà nó còn được chế biến rất nhiều món ăn giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất vitamin như A, B1, B2, B6, C, D...Đặc biệt là hàm lượng Vitamin A cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, và gấp 10 lần trong bơ,  VitaminC,E cao gấp nhiều lần so với các loại rau xanh, Vitamin B2 trong rong sụn tươi cao gấp 7 lần trong trứng. Về Nguyên tố vi lượng trong rong sụn chứa đến 20 loại hữu ích như Niken, cabon, kẽm, đồng, Sắt... ngoài ra Chất khoáng đa lượng như Natri , canxi có hàm lượng cao gấp 3 lần so với sữa bò.
 
Về tác dụng của rong sụn : Rong sụn là một loại rong biển nên nó rất cần thiết và rất bổ đưỡng cho con người, giúp người bệnh mau phục hồi, phòng chống các bênh còi xương, suy dinh dưỡng, cung cấp lượng vi lượng thiết yêu cho bà bầu, Ngoài ra còn giúp nhuận trường, hấp thu các chất độc hại. Rong sụn khô khi ngâm ra khoảng 5-7 phút sẽ nở ra y như rong sụn tươi , hàm lượng dinh dưỡng cũng như các chất khác không có gì thay đổi vì tính chất của rong sụn là ngậm nước, nên khi phơi khô chỉ mất đi lượng nước chứa trong rong mà thôi. Rong sụn thường dùng chế biến các món gỏi, các món chay như chả chay, nem chay, hay mùa nóng có thể nấu chè , nấu nước mát đường phèn, bỏ vào các món như sâm bổ lượng, cotak..
Bà con ta khi nhặt rong sụn về thường rửa sạch phơi khô, dự trữ trong nhà để ăn dần, người nhặt được nhiều có thể đem biếu bà con hoặc bán với giá còn rất rẻ. Khi sử dụng phần nhiều người ta hay làm gỏi, cách chế biến gỏi rong sụn như sau: lấy rong sụn tươi (một lượng vừa đủ ăn) hoặc khô sau khi đã ngâm nước lạnh trong thời gian 3 - 4h, cắt khúc ướp với giấm, đường, tỏi ớt, gia vị, các loại rau như bắp cải tím, cà rốt, dưa chuột, rau thơm, thịt gà, tai heo, giò và lạc, trộn nêm muối hoặc nước mắn cho vừa khẩu vị. Món gỏi rong sụn ăn rất hấp dẫn và có nhiều tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra người ta còn đem luộc, làm các món xào rong sụn với thịt, tôm, cà chua, xà lách … hay đun nước uống như uống thuốc nam vậy.
                                                        
Hiện nay ở Vũng Tàu chưa thấy cơ sở nào triển khai nuôi trồng rong sụn, nhưng ngoài Nha Trang, Khánh Hòa đã có những công ty chuyên nuôi trồng rong sụn. Sản phẩm của họ được chế biến xuất khẩu đi rất nhiều nước trê thế giới. Giá xuất khẩu hiện tại: rong sụn tươi từ 45 – 50 ngàn đồng/kg, còn rong sụn khô từ 210 – 220 ngàn đống/kg.
                                                                                               Bài, ảnh: Trọng Chu
                                                                                                                                             BBT.