An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Tắm biển – liệu pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe
10:31 | 18/03/2015 Print   E-mail    

Là người dân Vũng Tàu ai cũng muốn được tắm biển thường xuyên, nhưng do những điều kiện khác nhau mà có người tắm ít, người tắm nhiều. Nhưng dù tắm ít hay nhiều chúng ta cũng cần phải biết rõ lợi ích của việc tắm biển mà cố gắng khắc phục để được tận hưởng tối đa món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố này. Đi chơi biển thường xuyên là lựa chọn của nhiều người, nhiều gia đình ở thành phố Vũng Tàu, nhất là đối với những người cao tuổi, người đang có nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa bệnh lâu dài. Tiếp xúc vớinắng, gió và sóng biển cùng hưởng bầu không khí thoáng đãng, trong lành của biển, luôn mang lại sự sảng khoái, thư giãn,làm cho con người thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Ngoài ra, còn được hưởng nhiều lợi ích khác nhờ nước biển mang lại cho sức khỏe con người khi tắm biển mà chúng ta còn chưa biết tới.
 
 
Từ lâu, y học đã biết tận dụng những đặc tính ưu việt của môi trường biển trong việc bảo vệ sức khỏe, chống đỡ với bệnh tật, bởitác dụng của nước biển là tác động tổng hợp về vật lý và sinh học lên cơ thể: Khi ngâm mình trong nước biển, các đợt sóng biển dồn dập chà xát lên da thịt như một dạng massage nhẹ, có tác dụng xoa bóp,làm các mao mạch dưới da giãn nở, đưa lượng máu lưu thông tốt hơn,cải thiện hoạt động của mạch máu làm giảm huyết áp. Khi lặn ngụp trong nước hô hấp được kích thích, thở sâu hơn, đem theo lượng ôxy dồi dào đến các tế bào. Các muối khoáng và áp lực chuyển động trong nước biển tác động vào làn da kích thích các đầu nút dây thần kinh ngoại biên, làm tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Mặt khác, trong khi bơi phải vận động đến toàn bộ hệ cơ bắp giúp cho các cơ bắp săn chắc, ngực nở nang, các đốt sống chun giãn tốt, cột sống tăng tính đàn hồi và linh hoạt hơn.
 
Độ mặn của nước biển có tác dụng tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể, cung cấp cho cơ thể những ion âm có tác dụng trung hòa sự dư thừa các chất độc hại và  chống stress. Ngoài ra, nước biển còn giúp cải thiện lưu thông máu, làm tăng số lượng hồng cầu và ổn định nhịp tim.I-ốt có nhiều trong nước biển kích thích não hoạt động, cải thiện trí nhớ, cải thiện hiệu suất của tuyến giáp. Với những người có bệnh tai mũi họng mãn tính và cảm lạnh thường xuyên, các bác sĩ luôn khuyên nên đi nghỉ ở những vùng biển.Hậu quả của chấn thương và bệnh thấp khớp cũng được điều trị hiệu quả hơn khi kết hợp với tắm biển. Nước biển làm sạch da, giúp chữa bệnh eczema và bệnh vẩy nến. Trong thành phần của nước biển có canxi, kali, silic, natri, magie, mangan, photpho, sắt, niken, đồng, asen, oxy, nitơ, heli và nhiều chất có lợi khác. Những chất này được cơ thể chúng ta hấp thụ thông qua các lỗ chân lông và mao mạch.Theo các chuyên gia, các chất dinh dưỡng từ nước biển được da hấp thụ tốt khi tắm biển bình thường ở nhiệt độ 20-250‑C,khi hấp thụ được nhiều muối và khoáng chất, làn da trở nên dẻo dai và đàn hồi. Nước biển đặc biệt hữu ích cho việc rửa trôi vi khuẩn trên bề mặt da, loại bỏ chất béo dư thừa, làm tróc lớp vảy sừng bám trên mặt da.
 
Tắm biển có nhiều hữu ích như vậy, nhưng khi tắm chúng ta cần chú ý: Trước khi xuống nước nên khởi động làm nóng cơ thể bằng các động tác thể dục toàn thân, tránh ăn quá no hay uống rượu say trước khi xuống biển để tránh bị chuột rút khi đang tắm.Trong suốt thời gian ngâm mình dưới nước cần phải hoạt động không để cơ thể bị lạnh. Thời gian tắm mau hay lâu tùy theo sức khỏe từng người, nhưng nói chung không nên tắm đến lúc cảm thấy mệt mỏi hoặc nổi gai ốc vì lạnh. Để tránh chuột rút trong khi bơi, không nên vận động quá sức, quá mạnh, chân đạp nước quá nhiều. Biển tuy có nhiều mặt tích cực với sức khỏe nhưng cũng bất lợi với một số người bệnh. Những người viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh tim mạch, viêm thận, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, người già yếu, người thần kinh dễ bị kích thích, người thường xuyên sợ lạnh thì không nên tắm nhiều.Ngoài ra, cũng cần lưu ý bảo vệ da, không nên lạm dụng phơi nắng nhiều. Cần đeo kính lọc được tia tử ngoại để bảo vệ mắt, nênchọn kính màu sậm, khi đeo phải có cảm giác dễ chịu và không loá mắt, không làm méo mó hình ảnh. Nếu đột nhiên có cảm giác rát bỏng (có khả năng bạn bị sứa cắn). Hãy lập tức lên bờ, dùng chanh xoa lên chỗ bị đau, sau đó tắm lại bằng nước ngọt. Nên tắm ở những nơi đông người, tuân thủ các quy định khu vực an toàn của nhân viên bờ biển. Trẻ em nên mặc áo phao khi tắm biển và luôn phải có người lớn bên cạnh. Sau những phút thoả chí cùng nắng và sóng biển, bạn nên để dành sức để còn về nhà được an toàn.
 
Mọi người hãy tăng cường tìm hiểu để được tận hưởng những ưu việt mà Biển đã mangg lại, đồng thời tìm mọi cách hòa đồng cùng với Biển để cuộc sống của chúng ta ngày càng được an khang và tốt đẹp hơn.
                                                                  
Bài, ảnh: Trọng Chu
BBT.