An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Lễ cúng ông Táo về trời
06:50 | 12/02/2015 Print   E-mail    


Hàng năm, mỗi khí chuẩn bị khép lại một mùa đông lạnh giá, đi đến một mùa xuân ấm áp, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là mọi căn bếp trong gia đình người Việt cũng sẽ ấm lửa hồng và bày biện mâm cúng để tiễn ông Táo cưỡi cá chép về trời trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trang trọng.Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
 
Lễ cúng ông Táo vào 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp,lễ vật cúng Táo Quân thường có: đồ vàng mã như mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ;một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại tiền, vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy” để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời;một ít đồ chay gồm đĩa bánh kẹo (kẹo thèo lèo), trầu cau, rượu,hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi; một mâm cỗ mặn gồmbánh chưng, giò, nem, thịt đông, cá kho, hành muối v.v….
 
Mâm cúng ông Táo đặt trên bàn bếp ( minh họa)
 
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Thời nay các bà nội trợ cũng không phải lo nghĩ nhiều, không phải mất công vất vả để làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối được gia đình làm từ trước hoặc cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm hành lễ thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.
 
Ông Táo cỡi cá chép lên chầu Trời ( minh họa)
 
 Mâm cúng ông Táo được đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ được chưng đặt trang trọng, trên bàn nấu. Có gia đình quanh năm no ấm, dư giảthì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ tổ tiên,khi cúng thì phải nghiêm trang đọc theo bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian với tâm thành của mình.
 
Sau khi cúng xong, người ta sẽ đốt những đồ "vàng mã" cùng với bài vị cũ của ông Táo, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công để đến giao thừaTáo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
                                                                  
Bài: Trọng Chu
BBT.
.
.