Liên Kết Website Liên Kết Website
Văn hóa - Nghệ thuật Văn hóa - Nghệ thuật
Lan tỏa thói quen đọc sách từ mô hình “Thư viện thân thiện” cho học sinh ở thành phố Vũng Tàu.
04:45 | 19/11/2018 Print   E-mail    

 Lan tỏa thói quen đọc sách từ mô hình “Thư viện thân thiện” cho học sinh ở thành phố Vũng Tàu.
 
     Cuộc sống của con người ngày càng hiện đại, cùng với đó là sự phát triển của công nghệ giải trí rầm rộ với nhiều chương trình mới lạ, văn hóa nghe, nhìn hầu như lấn áp, chiếm tỷ lệ cao so với văn hóa đọc. Ngày nay nhiều học sinh coi việc đọc sách như là việc làm bắt buộc bởi chương trình, bài vở học ở nhà trường, thờ ơ với việc đọc sách tham khảo, bổ sung kiến thức ngoài chương trình trên lớp, tạo lập thói quen khiến cho việc tạo lập đam mê và thói quen đọc sách cho học sinh từ tiểu học đến trung học gặp nhiều khó khăn.
 
     Tại thành phố Vũng Tàu, hai trường Tiểu học Quang Trung và Tiểu học Hạ Long đã được chọn làm thí điểm để cải thiện và phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Trường Tiểu học Quang Trung, môi trường đọc sách xanh mát, hài hòa với thiên nhiên luôn thu hút đông đảo học sinh đến đọc sách trong giờ ra chơi hoặc sau khi tan học, kể cả không gian và loại sách giành cho phụ huynh trong khi chờ đón con, các kệ sách được trưng bày với hơn 500 đầu sách và phân theo từng thể loại sách khác nhau, ngoài ra tại các góc thư viện còn được đặt thêm các loại thú nhồi bông như một thế giới cổ tích. Em Trần An Nhiên- học sinh khối lớp 4 hào hứng chia sẻ “Con rất là thích vào thư viện trường con đọc sách, vào đây con có thể đọc các loại sách mà con yêu thích, ở trong này có một không gian đẹp và thoải mái”.
 
     Những năm qua thư viện trường Hạ Long cũng thu hút rất đông lượng học sinh tham gia mỗi ngày, nơi đọc sách luôn được thiết kế cẩn trọng để bạn đọc luôn có cảm giác thoải mái và thuận tiện, đầu năm 2018 Trường đã mở rộng thêm khuôn viên, nguồn sách có thể là Trường đầu tư, ngoài ra Trường cũng vận động thêm đến các học sinh, hội phụ huynh, các mạnh thường quân của Trường để đóng góp hiến sách hoặc khuyến khích các em mang những cuốn sách đã được sử dụng rồi vào để các bạn thay phiên nhau đọc. Đồng thời nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với Thư viện Thành phố bổ sung hàng trăm đầu sách mới mỗi năm.
 
     Cô Phạm Thị Kim Dung- Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung cho biết thêm “ chúng tôi nhận thấy phát triển mô hình thư viện thân thiện là để thay đổi văn hóa đọc cho các em, đồng thời mong muốn các em vận dụng văn hóa đọc đó vào trong cuộc sống hằng ngày như một kỹ năng sống tốt hơn”. Và cho đến nay một số trường tiểu học đạt chuẩn khác tại Thành phố như Trường Tiểu học Song Ngữ cũng đã nhân rộng và triển khai mô hình thư viện thân thiện này và đang dần đạt hiệu quả cao và các em học sinh đang rất hào hứng với mô hình này với nhiều chương trình thu hút học sinh tham gia như Ngày hội đọc sách, mỗi ngày giành 1 tiết học để các em đọc sách, trao đổi tại lớp, khuyến khích các Con đọc 10 trang sách mỗi ngày…
 
     Nhằm phát triển thói quen đọc sách cho học sinh, tạo môi trường giải trí lành mạnh trong học đường, từ năm học 2018 - 2019, mô hình Thư viện thân thiện sẽ được thực hiện tại tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nhằm xây dựng thói quen đọc sách, hướng đến mục tiêu giúp các em trở thành người đọc độc lập trong tương lai, có kỹ năng đọc và thói quen đọc. Trước đó, ngày 23 tháng 8 năm 2018 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch số 622/KH-PGDĐT triển khai xây dựng mô hình thư viện thân thiện cấp Tiểu học, giai đoạn 2018-2023. Theo đó, mô hình thư viện thân thiện được triển khai thực hiện trên tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, với các tiêu chí trang trí bắt mắt, đa dạng các loại sách báo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, trong đó tập trung các loại sách giáo dục về kĩ năng sống, lịch sử, khoa học, về thiên nhiên, Phòng giáo dục triển khai thí điểm ở 02 trường tiểu học, sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm để tiếp tục nhân rộng. Mô hình thư viện thân thiện sách được phân loại theo trình độ đọc và trưng bày trên kệ cho phù hợp với lứa tuổi, trang thiết bị được sắp xếp hợp lý, đủ không gian để học sinh tham gia các hoạt động nhóm hoặc riêng lẻ, tiết đọc thư viện đúng thời khóa biểu, quan trọng nữa là người hướng dẫn hay còn gọi là cán bộ thư viện có thái độ thân thiện, tận tâm để hướng dẫn và hỗ trợ các em học sinh, được tập huấn kỹ thuật để quản lý thư viện
 
 
     Có thể thấy rằng mô hình thư viện hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đọc sách và xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh. Mô hình thư thiện thân thiện này cần được lan tỏa và nhân rộng để khuyến khích học sinh đến thư viện đọc sách, hình thành và phát triển kỹ năng đọc, văn hóa đọc cho học sinh là hết sức cần thiết. Việc hình thành và phát triển thói quen đọc sách cho trẻ cần sự chung tay giữa gia đình và nhà trường, vì vậy các hoạt động khuyến đọc cần được thiết kế không chỉ hướng đến đối tượng là học sinh mà còn hướng đến các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, nhằm nâng cao hoặc thay đồi nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp học sinh trở thành người đọc độc lậpsẽ góp phần thực hiện thành công việc nâng cao năng lực ngôn ngữ, khả năng giao tiếp cho học sinh, cần duy trì và phát triển bền vững mô hình thư viện thân thiện này./.
                                                                           
  Bài, ảnh: Kim Nguyễn, BBT
 
 
 
 
 
 
 

  

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu