Liên Kết Website Liên Kết Website
An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Nghị lực sống của 2 vợ chồng thương binh
06:28 | 26/07/2015 Print   E-mail    

 
Tuổi đã cao và mang trong mình nhiều bệnh tật nhưng vợ chồng ông Nguyễn Hữu Tam (thương binh 2/4) và bà Nguyễn Thị Diệp (thương binh 1/4) đều gắng gượng buôn bán mưu sinh, không muốn sống dựa dẫm vào con cái.
 
Description: C:\Users\Admin\Downloads\thuong binh 2.jpg
Bà Nguyễn Thị Điệp (thương binh 1/4) giới thiệu đồ mỹ nghệ cho du khách
 
Ghé thăm ki ốt bán đồ mỹ nghệ và cho thuê áo tắm (tại cổng số 7, Khu du lịch Biển Đông. TP. Vũng Tàu) của ông Tam (sinh năm 1950) và bà Diệp (sinh năm 1954, đều tại Nam Đàn, Nghệ An) vào sáng 20-7, chúng tôi thấy ông bà vừa tập tễnh bước đi vừa niềm nở giới thiệu cho khách các đồ lưu niệm của thành phố biển như vòng tay, còng cổ, chuông gió, được làm từ những con ốc biển. Khi biết ông bà là thương binh nặng, không ít người cảm thấy bất ngờ và lấy làm thắc mắc là vì sao đã lớn tuổi mà còn bị thương như vậy không ở nhà nghỉ ngơi, vui đùa bên con cháu. Nở nụ cười trên môi, bà Diệp trả lời: “Chúng tôi cũng vì cuộc sống mưu sinh thôi. Buôn bán như này tuy vất vả nhưng lại thoải mái hơn là ngồi một chỗ, dễ đổ thêm bệnh”. Chứng kiến cảnh ông bà tất bật với công việc, du khách Hồ Phú Thành, 28/2 Gò Dầu, quận Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh), không giấu được sự thán phục: “2 bác lớn tuổi và sức khỏe yếu như vậy mà vẫn tự buôn bán mưu sinh, cháu cảm thấy rất trân trọng. Đây là tấm gương cho cháu cũng như nhiều người khác học hỏi, noi theo. Lần sau tới đây, nhất định cháu ghé mua hàng của 2 bác vừa là để ủng hộ vừa lắng nghe tâm sự của những người đã vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước”,
 
Sau khi vãn khách, ông Tam mở đầu câu chuyện với phóng viên bằng giọng tự tin: “Tàn nhưng phế - đó là quan điểm sống của chúng tôi. Dù vất vả songviệc buôn bán này đủ nuôi sống 2 vợ chồng, không phải dựa dẫm vào con cái.Và đặc biệt, mỗi ngày được chuyện trò với du khách, tôi cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều”. Trong thời kỳ chống Mỹ, ông Tamnhập ngũ năm 1970, là lính đặc công, chiến đấu ở chiến trường B2. Bà Diệp nhập ngũ năm 1972, là thanh niên xung phong, làm nhiệm vụ ở Quảng Trị.2 ông bà đều bị thương do mìn.
 
Sau khi xuất ngũ, năm 1996, ông bà vào sinh sống tại Vũng Tàu chỉ với 2 bàn tay trắng. Mang trong mình rất nhiều vết thươngnhưng ông Tam phải bươn chải đủ ngành nghề như phụ hồ, giúp việc để chăm lo cho gia đình; bà Diệp thì buôn bán hàng hóa ở ven biển. Sau đó, ông bà được tạo điều kiện để thuê ki ốt bán các mặt hàng mỹ nghệ tại Khu du lịch Biển Đông. Đồng thời, địa phương cũng cấp miếng đất và số tiền để ông bà xây nhà tại số 239/99/10 Lê Hồng Phong, phường 8.
 
Hiện 2 trong số 3 người con đã đi làm nhưng đồng lương không đáng là bao nên ông bà phải tựbươn chải mưu sinh. Hàng ngày, ông bà phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị đồ đạc mang ra quầy rồi tối mịt mới trở về nhà.Bà Diệp đã phải cưa bàn chân trái do va phải mìn trong chiến tranh. Không những thế, bà còn bị tiểu đường, huyết áp cao, bị chất độc màu da cam. Ông Tam cũngbị huyết áp cao, nhiều mảnh bom vẫn còn ghim trong người. Mỗi khi trái gió trở trời, ông bà vẫn phải gắng gượng chống chọi lại sự đau nhức từ các vết thương trên đầu, trên thân thể để đi bán hàng. “Giờ tuổi cao, sức khỏe suy kiệt, ốm đau liên miên nhưng cũng may là Khu du lịch Biển Đông cũng như Hiệp hội Du lịch tỉnh đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hết mức cho chúng tôithuê ki ốt buôn bán tại đây.Sau khi trừ chi phí, thu nhập trung bình của vợ chồng tôi cũng được 3-4 triệu đồng/tháng. Khoản tiền này vừa để chi tiêu hàng ngày vừa dùng để đi khám, chữa bệnh. Mình lớn tuổi nhưng còn làm được gì thì cứ làm. Còn khi không thể đi lại được nữa, lúc đó sẽ nhờ con cái sau”, bà Diệp nói.
 
Bài, ảnh: Minh Phương
BBT.
 
 

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu