Liên Kết Website Liên Kết Website
An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
“Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3” ngày của chị em chúng ta
07:59 | 11/03/2015 Print   E-mail    

 

Mỗi đứa trẻ được sinh ra thực sự đã dứt ra một phần cơ thể và làm giảm một phần tuổi thọ của người mẹ. Người mẹ có công quyết định trong việc sinh thành và nuôi con, nhưng lại không bao giờ kể công. Khi sinh ra làm phận gái thì người con gái đã phải chịu thiệt thòi mọi thứ tới một nửa rồi. Nhưng thượng đế công bằng nên đã tạo thêm ra một người con trai để ghép đôi với người con gái, giúp bù lại những thiệt thòi mà tạo hóa làm ra.

https://scontent-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/1920297_615216201879057_1551855989_n.jpg?oh=07a9186c6b897b0633817b8b652676e0&oe=5573217B
 
Quả thật, trong mọi mặt của cuộc sống, người phụ nữ có rất nhiều thiệt thòi. Từ quan niệm của xã hội đến những quan hệ cá nhân giữa con người với con người. Có rất nhiều điều, người phụ nữ chỉ làm được một lần, rất khó hay có thể nói là không thể làm lại được từ đầu hoặc thêm một lần thứ hai. Tạo dựng nên một gia đình, phải có cha mẹ và con cái.
 
Những đứa con được sinh ra là sự tách ra thực chất từ máu thịt của người mẹ. Chỉ có thể nói là những đứa con do người mẹ dứt ruột đẻ ra chứ không thể nói là người cha dứt ruột đẻ ra. Mỗi đứa trẻ được sinh ra thực sự đã dứt ra một phần cơ thể và làm giảm một phần tuổi thọ của người mẹ. Người mẹ có công quyết định trong việc sinh thành và nuôi con, nhưng lại không bao giờ kể công.
 
May thay, dân gian đã có nhiều phương ngôn để ghi nhận giúp người phụ nữ.

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

 
Cùng là trách nhiệm của người nuôi dạy con, nhưng người mẹ chỉ nhận là nghĩa mà nhường công cho người cha. Nhưng ngẫm một chút sẽ thấy núi thái Sơn tuy to lớn sừng sững thật đấy, nhưng nó là một lượng hữu hạn, to đến mấy thì cũng chỉ có chừng đó thôi. Còn nước nguồn thì tuy chỉ róc rách nho nhỏ, nhưng nó cứ chảy mãi vô tận, không thể đếm được đến tận cùng. Điều đó nói lên rằng người cha thương yêu con có hạn, còn người mẹ thì thương yêu con không cùng.
         
Còn có câu: "Cha chết còn được ăn cơm với cá, mẹ chết trải lá mà nằm (hay liếm lá đầu đường)".
         
Người đàn ông mất vợ thường đi bước nữa. Cảnh gì ghẻ con chồng muôn đời đã đưa những đứa trẻ mất mẹ dễ lâm vào cảnh lầm than. Cha còn sống đấy nhưng khi đó liệu còn mấy phần thương dành cho con? Nhưng nếu là người đàn bà mất chồng thì đa phần thờ chồng ở vậy nuôi con. Khi đó người mẹ vừa thể hiện sự yêu chồng nhất mực, vừa thể hiện sự yêu thương và trách nhiệm nuôi con, vì thế đứa con mới còn có thể được "ăn cơm với cá".
         
Lại nữa: "Cha chết chống gậy tre, mẹ chết chống gậy vông".
         
Đạo làm con phải hiếu thuận, khi cha mẹ chết phải chống gậy đưa tang. Nhưng tại sao gậy chống khi đưa tang cha mẹ lại khác nhau? Đó là vì người cha yêu con còn có nơi có lúc như cây gậy tre có đốt, còn gậy vông thẳng tuột chỉ có một gióng giống như người mẹ chỉ có một lòng, không khi nào hết yêu thương con.
         
Tôi đã theo tư tưởng mà giữ cái đạo lý làm người đàn ông phải bù đắp cho người đàn bà là vợ của mình. Thế cho nên cách bù đắp chỉ là làm những điều gì đó giúp vợ khỏi tủi thân và cảm thấy hạnh phúc. Tất nhiên chỉ là "cảm thấy" chứ không thể nói là tuyệt đối được vì hạnh phúc có rất nhiều cung bậc tùy thuộc vào quan niệm và cảm nhận của từng người.
          
"Con người ta sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ quyền được sống, được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Chắc không có công dân Việt nam nào không biết tới câu nói bất hủ đó trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch đọc ngày 2/9/1045. Xét hẹp lại, tôi nghĩ người vợ trong cuộc sống phải được hoàn toàn bình đẳng, nếu không muốn nói là còn phải được quan tâm chiều chuộng một chút. Tại sao ban ngày cả vợ chồng đều phải đi làm vất vả mà về nhà thì mọi việc lại phải rơi vào tay người vợ, để đến nỗi cả thế giới chị em phải đấu tranh với xã hội để mỗi năm có một ngày được nghỉ thảnh thơi và được ca ngợi?
         
Trong gia đình riêng của tôi không có ngày 8 tháng 3. Ngày 8/3 theo tôi chỉ thực sự là ngày hội của người phụ nữ khi mà ở nơi đó họ không được tôn trọng, bình đẳng và giúp đỡ mọi mặt nên phải trông chờ mỗi năm có một ngày để đòi hỏi quyền lợi mà thôi.  Chuyện gia đình không thể ai cũng giống ai, nhưng nhân ngày 8 tháng 3 này mong mỏi các bậc đàn ông nếu có nghĩ đến ngày của phụ nữ hãy thương yêu và chia sẻ bằng hành động cho chính người vợ yêu của mình để có nhiều ngày như ngày 8 tháng 3. "Chuyến đò nên nghĩa, một đêm nằm một năm ở" cơ mà.
         
Tôi cầu chúc cho đến một ngày nào đó mọi người phụ nữ đều không còn cần đến ngày 8 tháng 3 trên lịch nữa vì thực sự cả năm trong gia đình và công sở ngày nào cũng như ngày 8 tháng 3 bây giờ rồi.
       
Bài, ảnh:   Tiến Loan
BBT.

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu