Thông tin hoạt động Thông tin hoạt động
Triển khai Chỉ thị số 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2020 của Ban chỉ đạo TW về Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020.
07:48 | 23/04/2020 Print   E-mail    

Vừa qua, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có Văn bản gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh về việc triển khai Chỉ thị số 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2020 của Ban chỉ đạo TW về Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020.

 

Theo đó, theo dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thiên tai năm 2020 diễn biến phức tạp với khoảng 11-13 cơn bão trên biển Đông, trong đó có 05-06 cơn trực tiếp ảnh hưởng đến đất liền cùng với hạn hán, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,... đặc biệt là nguy cơ xuất hiện mưa, lũ đặc biệt lớn có thể xảy ra sau các đợt khô hạn kéo dài tương tự như các năm 2006, 2010 và 2016, 2018.

 

(Bão số 9 năm 2018 đổ bộ vào thành phố Vũng Tàu, nhiều cây xanh bật gốc đổ ngã – nguồn ảnh: Internet)

Thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TWPCTT ngày 16/4/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020, chủ động phòng ngừa và sẳn sàng ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung tại công văn số 1089/UBND-VP ngày 04/3/2020 về chỉ đạo thực hiện công tác chuẩn bị, ứng phó phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão 2020.

Thứ 2: Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân biết để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó; Rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản tại các khu vực dân cư có nguy cơ rủi ro cao khi xảy ra các tình huống thiên tai như: Bão, bão mạnh, mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,... nhất là đối với nhân dân, du khách du lịch tại các khu du lịch ven biển, trên các đảo và vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất; Tăng cường công tác thông tin phòng, chống thiên tai và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện tốt phương châm 04 tại chổ.

Thứ 3: Kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, phân công nhiệm vụ cụ thể để thực hiện; rà soát quy chế hoạt động và triển khai thực hiện đầy đủ, trách nhiệm, hiệu quả; tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm (theo hình thức phù hợp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19) để điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực thế của từng ngành, từng địa phương.

Thứ 4: Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố thì cần tổ chức xây dựng, cũng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Ban chỉ đạo để chủ động ứng phó tại chỗ ngay từ đầu khi xảy ra thiên tai, đặc biệt là trong trường hợp chi viện từ bên ngoài không kị thời do chia cắt hoặc ảnh hưởng của dịch bệnh; Khẩn trương kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý; Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão hoặc có phương án bảo vệ an toàn các công trình đang thi công. Huy động tối đa nguồn lực xử lý dứt điểm các sự cố thiên tai lớn trong những năm gần đây; Đẩy mạnh hoạt động quỹ phòng chống thiên tai, xây dựng kế hoạch thu chi, triển khai thu và sử dụng theo đúng quy định, phát huy hiệu quả quỹ, tạo nguồn lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai của địa phương; Thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển đổi giống câu trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng miền, đảm bảo hiệu quả bền vững.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây có nguy cơ đỗ ngã ở xung quan nhà trước mùa mưa bão; rà soát vận động di dời đối với những hộ dân sống tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn, thường xuyên đăng tin, chia sẽ bài về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của địa phương trên trang thông tin phòng chống thiên tai của địa phương, tỉnh, trung ương; Tổ chức thường trực, trực ban nghiêm túc; thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình thiên tai và thiệt hại, công tác chỉ đạo ứng phó cũng như nhu cầu về nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả của các địa phương về UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để kịp thời xử lý./.

Tin: Lê Ngân, BBT

 

 

Các bài mới hơn
Các bài cũ hơn