An sinh - Xã hội An sinh - Xã hội
Người lính năm xưa mang trên mình những vết thương
10:43 | 27/07/2013 Print   E-mail    

 
                   Chiến tranh đã lùi xa nhưng những chiến tích lịch sử Cách mạng còn lưu mãi trong lòng người dân Việt nam như nhắc nhở chúng ta đời đời ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, những thương binh đã mất một phần xương thịt của mình nơi chiến trường. Trong chiến tranh họ là những người lính anh dũng, kiên cường, bất khuất ;dám xả thân vì Đất nước; vì nền độc lập tự do cho dân tộc, máu xương của họ đã tô thắm ngọn cờ Tổ Quốc. Trên thân thể của những người lính năm xưa đầy thương tích, mỗi khi “trái gió trở trời “ toàn thân họ đau nhức tưởng chừng như không chịu đựng nổi, thế nhưng không một ai trong số họ chịu đầu hàng trước bao khó khăn, thử thách của cuộc sống đời thường.Trong đó có trung úy Đỗ Văn Sự quê ở xã Đức minh, huyện Mộ đức, tỉnh Quảng ngãi
 

 
                  Trung úy Đỗ Văn Sự sinh năm 1940, thương binh loại 4/4 trong kháng chiến chống Mỹ. Gia đình ông là cơ sở Cách mạng, khi bị địch phát hiện cả ba, mẹ và ông đều bị bắt, bị tù đày, năm đó ông mới 18 tuổi. Sau khi ra tù, năm  1961 ông tham gia đội vũ trang bảo vệ ( diệt ấp, phá tề), đầu năm 1964 ông Đỗ Văn Sự đi bộ đội ở Trung đoàn 2, quân khu 5. Trong suốt chiều dài tham gia kháng chiến ông bị thương nhiều lần: đạn xuyên qua lưng, chân, tay, vai, xương sọ… nhưng lần nặng nhất là ở Phù Mỹ, Bình Định
 
               Năm 1965 sư đoàn 3 Sao vàng đươc thành lập, ông Đỗ Văn Sự làm trợ lý tác chiến trung đoàn 2, Sư đòan 3 Sao vàng. Năm 1975 ông chuyển ngành về làm Trưởng ban tài chính giá cả huyện An khê, tỉnh Gia lai, đến năm 1991 ông nghỉ hưu đưa vợ con về TP.Vũng tàu sinh sống tại 184/1/5 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Thắng tam. Gia đình ông Đỗ Văn Sự lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn: các con còn nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, vợ ông lúc đó bị bệnh viêm màng não may mà cứu sống được. Để tiếp tục đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình, chữa bệnh cho vợ và nuôi các con ăn học, ngoài lương hưu ông Đỗ Văn Sự làm đủ thứ nghề thậm chí đi bán từng ly nước trà đá cho khách du lịch, vết chân của ông in hằn trên bãi cát biển Vũng tàu… Dưới trời nắng nóng ông vẫn không thấy mệt mà rất vui bởi niềm hy vọng trong ông luôn thôi thúc: vợ ông sẽ hết bệnh, các con ông sẽ được đến trường, học giỏi. Sự hy sinh ,vất vả của ông đã được đền đáp: hiện nay vợ ông đã bình phục và khỏe mạnh, các con của ông  đã tốt nghiệp một lúc hai trường đại học và thạc sĩ, ông đã có ba cháu ngoại. ông bà sống đầm ấm, sum vầy, hạnh phúc bên con cháu…
 
                 Năm 1994 ông Đỗ Văn Sự là Đảng ủy viên- phó ban kiểm tra Đảng ủy phường 2, năm 2000 ông làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường 2. Đến nay ông Đỗ Văn Sự đã có 38 tuổi Đảng (vào Đảng năm 1975) được Đảng và nhà nước ta khen tặng: Huân chương quyết thắng hạng Nhì; Huân chương kháng chiến hạng Nhì; Huân chương chiến sĩ giải phóng 1,2,3; Nhiều bằng khen và giấy khen của các cấp, các nghành.
 
               Điều đặc biệt hơn là cả nhà ông Đỗ Văn Sự được Đảng và nhà nước khen tặng 3 Huân chương kháng chiến hạng Nhất, cha ông được Huân chương kháng chiến hạng Nhất,  mẹ ông được Huân chương kháng chiến hạng Nhì. Mẹ và anh Hai của ông đều là anh hùng liệt sĩ.Vợ của ông là bà Dương Thị Biểu (40 năm tuổi Đảng) cũng tham gia kháng chiến và bị địch bắt tù đày được Đảng, nhà nước khen tặng: Huân chương kháng chiến hạng Nhì, kỷ niệm chương chiến sĩ bị địch bắt tù đày.
 
                 “Ông Đỗ Văn Sự”người chiến sỹ năm xưa, nay trở về đời thường  mặc dù trong mọi hoàn cảnh, điều kiện nào, với ý chí nghị lực kiên cường, người chiến sỹ ấy đều vượt qua, chèo lái con thuyền đến bến bờ hạnh phúc. Thật đúng như lời Bác “ thương binh tàn nhưng không phế”. 
                                                                                                                                                                  Bài, ảnh: Hoàng Yến
 BBT.