Giáo dục - Đào tạo Giáo dục - Đào tạo
Phát triển văn hóa đọc- lan tỏa tình yêu với sách
10:02 | 19/09/2019 Print   E-mail    

Văn hóa đọc được xem là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc và được hình thành từ các yếu tố như là thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc sách, hiện nay văn hóa đọc đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội và mang tính toàn cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của văn  hóa đọc đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng phát triển tư duy giáo dục và rèn luyện nhân cách con người cũng như tôn vinh giá trị của sách, người đọc sách và những người sưu tầm, sáng tác, in, xuất bản, lưu hành, kết hợp hài hòa với tiếp nhận tri thức, thông tin điện tử trong thời đại ngày càng phát triển… và Sách có thể được xem là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức nhân loại hiện hữu dưới dạng vật thể giúp con người trao dồi tri thức, nâng cao dân trí, từ đó định hướng suy nghĩ và hành động của mỗi con người trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục nhân cách con người, đồng thời sách chuyển tải và lưu trữ các kiến thức, kinh nghiệm sống qua nhiều thế hệ, truyền bá, giao lưu văn hóa góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết giữ các quốc gia, dân tộc..

Ngày nay trước sự phát triển bùng nổ của các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin, tiện ích xã hội, báo chí, điện thoại, tivi, mạng xã hội như zalo, facebook, việc sở hữu một chiếc điện thoại đầy đủ tính năng không còn quá khó khăn so với nhiều người nên chiếm dần vị trí cho việc đọc sách, sách in không cạnh tranh được với sách điện tử, vì vậy việc tiếp cận thông tin từ sách của nhiều người ngày càng thu hẹp, mọi người có biểu hiện xa rời văn hóa đọc. Nhằm khơi dậy văn hóa đọc cho học sinh, năm 2019-2020 UBND Tỉnh đã chỉ đạo ngành Giáo dục đưa tiết dạy đọc sách vào chương trình chính khóa tại các trường học trên địa bàn. Tùy vào tình hình hình thực tế của các Trường học, năm nay các Trường đã triển khai dạy đọc sách tại Lớp hoặc Thư viện với 1 tiết/1 tuần, trong đó tiết dạy đọc sách tại thư viện nhận được sự hưởng ứng của học sinh.

Hình thành và phát triển văn hóa đọc đến với các em học sinh nhằm lan tỏa tình yêu với sách tại các trường học hiện nay

Tại Trường THCS Trần Phú- Vũng Tàu tiết đọc sách là vào thứ 2 hàng tuần, đọc theo chủ đề của tháng, mỗi tháng khác nhau, hàng tuần mỗi lớp thay nhau xuống Thư viện, ngoài ra các em học sinh còn đọc ở các không gian mở khác như dưới sân trường, hành trang lớp học, gốc cây xanh; Trường Tiểu học Lê Lợi cũng hình thành và có “Thư viện thân thiện”. Đối với Trường Tiểu học Song Ngữ, việc đọc sách tại trường hay thư viện xanh phục vụ cho học sinh đã thực hiện được nhiều năm qua và ngày càng lan tỏa đến tận các phụ huynh, các lớp, cá nhân từng em với các việc làm thiết thực như trao tặng nhau các sách mà mình đã đọc, sử dụng qua rồi,mỗi lớp có một kệ sách riêng được thiết kế độc đáo và đầy sáng kiến, mỗi lớp có vài chậu cây xanh, trong lớp sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường; các nhóm lớp tổ chức cuộc kể chuyện qua sách sau các tiết giải lao… Em Trần Tuấn Khang- Học sinh Lớp 3 trường Song Ngữ cho biết “Từ năm lớp 1 đến nay, lớp và trường con đều được các cô khuyến khích đọc sách trong giờ nghĩ, hoặc vào đầu buổi chiều, em thấy thật là thích thú, thầy cô dã dạy cho chúng em những điều rất là hay, tiết đọc sách các cô hướng dẫn theo từng chủ đề, trước đó khi xuống thư viện thì các em được đọc nội quy của Thư viện nên về nhà Em hay được Mẹ tặng quà khi có thành tích là những cuốn sách, truyện mà trên lớp em chưa được đọc mà em yêu thích”…

Cô và trò Trường Song Ngữ hăng hái tham gia buổi đọc sách tại sân trường.

Để thu hút, tạo hứng thú cho học sinh, nhiều trường đã trang trí, thiết kế phòng đọc sách,thư viện thoáng mát và khoa học để các học sinh có thể tham gia đọc sách, truyện dưới nhiều hình thức, thể loại sách khác nhau như văn học, lịch sử, khoa học công nghệ, truyện tranh, các em có thể tìm kiếm cho mình những cuốn sách phù hợp, đặc biệt để thích ứng thời đại công nghệ 4.0, các loại hình sách điện tử, sách in 3D cần được ngành giáo dục quan tâm đẩy mạnh hơn nữa. Tuy năm nay mới chính thức đưa vào chương trình chính của ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhưng bước đầu mang lại hiệu quả cáo, giúp các em học những điều hay trong sách, ứng dụng vào học tập cũng như cuộc sống thực tế.

Thời gian quan chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân tại Vũng Tàu luôn nổ lực khơi gợi tình yêu sách và thói quen đọc sách để lan tỏa đến toàn xã hội, như việc xây dựng và phát triển đường sách Công viên Bãi Trước nhằm phục vụ văn hóa tinh thần cho nhân dân và du khách, tuy nhiên các quầy sách vẫn còn tình trạng vắng vẻ, mức độ người đến tham quan, đọc sách không đông như kì vọng, bởi văn hóa đọc được đánh giá là đang giảm sút như hiện nay. Như mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu đi thăm một số trường học nhân dịp đầu năm học 2019-2020 và đã tặng cho Thư viện mỗi trường 50 đầu sách.

Ngoài ra các nhóm, cá nhân cũng đã đầu tư những điểm đến hấp dẫn, thú vị  nhằm phát triển như Café Sách Đồi Ngọc Tước nằm trên đường Thi Sách, với một không gian yên tĩnh, thoáng đoãng, sách ở quán rất phong phú và đa dạng với hàng ngàn đầu sách được chủ quán chăm chút tỉ mỉ, lượng khách ở đây hầu như khách ổn định, đối tượng là những người tri thức học sinh, sinh viên. Song song đó ở quán định kỳ còn diễn ra sinh hoạt văn hóa, các câu lạc bộ ngoại ngữ, giao lưu văn hóa, các lớp dạy vẽ thường kỳ diễn ra ở nơi này; Câu lạc bộ Sách Hireme book- bạn đến của nhiều bạn trẻ, sinh hoạt định kỳ ở Trường Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu, đế nnay có hơn 100 thành viên tham gia, mỗi buổi sinh hoạt Câu lạc bộ thường tổ chức mời các doanh nhân thành đạt chia sẻ những thành công của mình, hoặc chia sẻ những cuốn sách hay nào đó đã được trải qua; Nhóm bạn Awake Group Vũng Tàu cũng thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm đọc sách chuyên sâu đến các nhóm là người lớn, trẻ em tạo hứng thú, khơi gợi tình yêu sách đến với mọi người tham dự…” Anh Đặng Tuấn Anh – Trưởng nhóm Awake group Vũng Tàu chia sẻ “với mục đích, sứ mệnh của mỗi người đánh thức khả năng, khơi gợi niềm đam mê đến với mọi người, thì nhóm đã hoạt động vì mục đích nhân văn,.người tham gia có thể là khán giả, có thể là người chia sẻ những cuốn sách hay cho cộng đồng mà mình đã từng đọc qua, đồng thời giúp định hướng cho các bạn nhỏ tham dự với niềm đam mê trong văn hóa đọc”.

Có thể thấy rằng thông qua đọc sách mọi người sẽ lĩnh hội được những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và phát triển những kỹ năng tiếp nhận thông tin, tiếp nhận tri thức một cách chọn lọc, đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách ngay từ nhỏ, từ lứa tuổi đến trường, và giúp người đọc sách mở mang tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn và giảm được việc chơi game, hoặc những trò chơi thiếu lành mạnh, và đó cũng chính là mục tiêu của ngành giáo dục, của toàn xã hội hướng đến góp phần nâng cao văn hóa đọc thế hệ tương lai cho cả cộng đồng, nâng cao dân trí noi gương Bác Hồ vĩ đại./.

Bài, ảnh: Kim Nguyễn, BBT