Thông tin kinh tế. Thông tin kinh tế.
Hội nghị triển khai thực hiện nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu
02:54 | 31/05/2013 Print   E-mail    

 

                Nhằm tạo điền kiện cho cán bộ quản lý và các hộ sản xuất, kinh doanh rượu thủ công trên đại bàn thành phố nắm bắt được các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; góp phần quản lý tốt các cơ sở sản xuất rượu thủ công trên đại bàn, tránh tình trạng ngộ độc rượu trong thời gian vừa qua. Sáng ngày 30/5/2013, UBND thành phố tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu. Đến dự hội nghị có ông Trần Việt Trung – phó phòng quản lý thương mại sở công thương tỉnh BR-VT, đại diện lãnh đạo các phường, xã và các hộ sản xuất kinh doanh rượu thủ công trên địa bàn thành phố.
 
               Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất kinh doanh rượu gồm có 6 Chương, 32 Điều quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm bao gồm: đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại; đầu tư sản xuất rượu phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã được phê duyệt; chủ đầu tư sản xuất rượu có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ mội trường, phòng, chống cháy nổ và các quy định pháp luật khác liên quan; sản phẩm rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và sản phẩm rượu nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải dán tem trên bao bì sản phẩm theo quy định của Bộ Tài chính (trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu); thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu không được bán sản phẩm rượu cho người dưới 18 tuổi; thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh doanh mua bán rượu; Bộ Công thương là cơ quan cấp giấy phép sản xuất rượu đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu có quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên. Sở Công thương là cơ quan cấp giấy phép sản xuất rượu tại địa phương có quy mô dưới 3 triệu lít/năm…
 
                 Theo kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng tại một số hộ có hoạt động nấu và kinh doanh rượu ở các địa phương trên đại bàn thành phố, cho thấy: thời gian qua hầu hết các cơ sở này không đăng ký kinh doanh, không có giấy phép sản xuất rượu, không thực hiện các quy định về đăng ký nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm, dán tem, dán nhãn, chất lượng, an toàn thực phẩm. Công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và các quy định khác của pháp luật liên quan cũng bị xem nhẹ. Về phía các địa phương, cũng chưa nắm được hết số lượng các cơ sở sản xuất rượu thủ công đang hoạt động trên địa bàn. Trong khi đó, sản xuất rượu thủ công tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và thực tế đã từng xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng (Điển hình là vụ ngộ độc rượu tại xã Long Sơn năm 2012 khiến 2 người tử vong).
 
                  Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ là chủ trương đúng đắn, kịp thời để giúp thị trường rượu lành mạnh và ngăn ngừa những hiểm họa khó lường từ rượu không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với những cơ sở nấu rượu có quy mô nhỏ, các ban, ngành liên quan cần phải có những hướng dẫn cụ thể cho từng địa phương nhằm tạo điều kiện để những cơ sở có thể đăng ký sản xuất rượu hợp quy chuẩn hơn.
 
                                                                                                  Tin:Dung Đoàn
                                                                                             BBT.