Thông tin hoạt động Thông tin hoạt động
Tọa đàm “Đánh giá thực tiễn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
11:08 | 16/06/2015 Print   E-mail    

 
Sáng ngày 12/6, tại khách sạn Công Đoàn-Thành phố Vũng Tàu, Cục công tác phía Nam- Bộ tư pháp phối hợp với Sở tư pháp tỉnh BRVT tổ chức buổi tọa đàm “ Đánh giá thực tiễn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành”.  Đến dự buổi tọa đàm có bà Huỳnh Thị Lệ Thủy- Phó Cục trưởng Cục công tác phía Nam- Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Thanh Tịnh- Phó chủ tịch UBND tỉnh BRVT cùng đại diện lãnh đạo Sở tư pháp của các tỉnh, Thành phố khu vực phía Nam.
 
 
 
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính của các địa phương trong khu vực phía Nam, đại diện Cục công tác phía Nam cho biết:  Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Qua hai năm thực hiện, các địa phương đã đạt được kết quả tích cực, công tác Xử lý vi phạm hành chính dần đi vào nề nếp, các vụ việc xảy ra được phát hiện và xử lý kịp thời; trình tự, thủ tục xử phạt thưc hiện đúng quy định của pháp luật; xử phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm; hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đươc khắc phục kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước, góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự, bảo đảm an ninh, an toàn, ổn định và phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Chỉ riêng từ đầu năm 2015 đến nay, các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã phát hiện và xử lý hơn 850 ngàn trường hợp vi phạm hành chính, qua đó đã quyết định xử phạt gần 740 ngàn trường hợp với tổng số tiền phạt hơn 770 tỷ đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hiện pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính tại các địa phương thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu do một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật ban hành chưa kịp thời, đồng bộ; cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan có liên quan chưa được xây dựng; các mức xử phạt tiền tuy được áp dụng thống nhất trong toàn quốc nhưng điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi địa phương lại chênh lệch khác nhau nên mức xử phạt khó áp dụng, nhất là với các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế-xã hội kém phát triển thì mức phạt là quá cao. Ngược lại vùng có điều kiện về kinh tế- xã hội phát triển thì mức xử phạt lại chưa đủ sức răn đe, giáo dục; Công tác theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt thực hiện chưa hiệu quả, việc phát hiện, xử lsy vi phạm còn chưa kịp thời, nghiêm minh.....
 
Buổi tọa đàm tiếp tục diễn ra với phần tham luận của Sở tư pháp các địa phương về: những khó khăn ,vướng mắc trong thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính theo ngành, lĩnh vực ở địa phương; tình hình vi phạm và kết quả áp dụng các biện pháp xử lý hành chính ở địa phương; những khó khăn trong công tác theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính...v..v...
 
Tin,ảnh: Lê Đức

BBT.