Liên Kết Website Liên Kết Website
Tin trong nước Tin trong nước
An toàn cho trẻ sau khi tiêm chủng
09:56 | 22/04/2013 Print   E-mail    

 

            Thời gian qua, tại một số tỉnh, thành trong nước ta như: Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh đã xảy ra hiện tượng một số trẻ sau khi tiêm chủng vacxin Quinvaxem đã bị tai biến và đã có 9 trường hợp tử vong sau khi tiêm loại vacxin này. Gần đây nhất, là trường hợp cháu bé ở Hải Dương tử vong ngày 27/3/2013 sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem hai ngày. Kết quả đánh giá của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế không tìm thấy bằng chứng về sự liên quan giữa phản ứng sau tiêm và chất lượng văcxin, tuy nhiên để an toàn cho trẻ, Cục Y tế vẫn khuyên các địa phương cân nhắc thận trọng với các lô văcxin mà trẻ sau khi tiêm đã có tai biến.
 
                               Thêm trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin, mối lo quay lại - 1
                                                             Vacxin Quinvaxem

                Quinvaxem là một loại vacxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm một mũi phòng 5 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib do Hàn Quốc sản xuất và tài trợ hoàn toàn cho Việt Nam. Thực tế là trên thế giới vẫn chưa có loại vắc xin nào là an toàn tuyệt đối. Tiêm vắc xin là đưa vào cơ thể người một kháng nguyên nhằm kích thích sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Sốt nhẹ, sưng, đau… là những trường hợp phản ứng thông thường hay gặp sau khi tiêm vắc xin. Phản ứng sốc nặng cũng có thể qua khỏi nếu được điều trị kịp thời và thích hợp. Tuy vậy, cũng có nhưng trường hợp tử vong vì lý do cơ địa của trẻ phản ứng thuốc hay sự trùng hợp ngẫu nhiên trẻ mắc nhiều bệnh khác chưa được phát hiện tại thời điểm tiêm chủng. 
 
            Ở thành phố Vũng Tàu tuy chưa có trường hợp nào tai biến sau tiêm vắc xin Quinvaxem nhưng dư luận rất quan tâm về tính an toàn thực sự của các loại vắc xin trong tiêm chủng hiện nay. Một số bậc cha mẹ khi nghe tin có những trường hợp phản ứng của trẻ sau tiêm chủng đã lo sợ không cho con đi tiêm chủng. Trước tình hình trên, UBND thành phố đã có công văn yêu cầu các phòng, ban trực tiêp cần tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng. Đối với phòng Văn hóa - Thông tin, Trung Tâm VHTT-TT: cần tăng cường tuyên truyền lợi ích của việc tiêm ngừa vacxin và các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm chủng, chỉ đạo ban văn hóa phường, xã phối hợp với trạm y tế thực hiện tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của phường, xã hướng dẫn các bậc cha mẹ theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng và thông báo lịch tiêm chủng theo khu phố. Đối với phòng y tế, trung tâm y tế cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, cung cấp các nội dung hướng dẫn cho các bậc cha mẹ theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng; đối với trạm y tế: khi tiêm chủng cho trẻ cần theo lịch hẹn từng khu phố, tránh để tập chung quá nhiều trẻ tại một điểm tiêm chủng (tiêm 50-70 trẻ/lần tiêm, không tiêm quá 150 trẻ/ngày), không tiêm vacxin cho phụ nữ có thai cùng với ngày tiêm chủng của trẻ, hỏi kỹ tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe, tiền sử tiêm chủng và những phản ứng liên quan tới trẻ sau khi tiêm ở những mũi tiêm trước; thông báo lịch tiêm cụ thể cho trẻ ở từng khu phố…UBND các phường, xã cần chỉ đạo các ban, ngành, khu phố, tổ dân cư triển khai, hướng dẫn, thông báo lịch tiêm chủng tới từng hộ dân có trẻ trong độ tuổi tiêm chủng…
 
                                    
                                       Cha, mẹ nên đưa con đi tiêm chủng theo đúng phác đồ
 
            Ngoài các biện pháp của các cơ quan chức năng thỉ mỗi bậc cha mẹ khi cho con đi tiêm chủng cần lưu ý: theo dõi trẻ chặt chẽ 48 giờ sau khi tiêm chủng, thông báo cho nhân viên y tế nếu trẻ có phản ứng trầm trọng với thuốc chủng ngừa ở những lần chủng trước để có chỉ định phù hợp, cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch hẹn nhằm bảo vệ cho trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm. Sau tiêm chủng, trẻ thường có sốt, cần cho trẻ uống nhiều nước; trẻ tiếp tục được ăn, uống bình thường; uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế, chườm mát và theo dõi nhiệt độ mỗi 15-30 phút. Nếu sốt trên 39oC và trẻ có các biểu hiện như vết tiêm sưng to, tấy đỏ quanh chỗ tiêm, tay chân lạnh, tím tái, khó thở thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các y bác sĩ điều trị kịp thời. Cha mẹ không cho con đi chủng ngừa khi trẻ đang có bệnh cấp tính: sốt, viêm phổi, tiêu chảy... và đang được điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch….
                                                                                                Bài, ảnhDung Đoàn 
                                                                                                               BBT.   
 
 

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu