Thông tin hoạt động Thông tin hoạt động
TP.Vũng Tàu triển khai, phổ biến luật luật Tổ chức chính quyền địa phương, luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
06:02 | 09/12/2015 Print   E-mail    

 

Sáng ngày 08-12, tại hội trường Thành ủy (số 76, Trương Công Định), UBND thành phố Vũng Tàu phối hợp với Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh BR-VT tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến luật Tổ chức chính quyền địa phương, luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Bạch Ngân - Ủy viên BTV Thành ủy, PCT UBND Thành phố, các ông bà là lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể, phường, xã; cán bộ tư pháp, tuyên truyền viên pháp luật các xã, phường …

Description: 12356808_617137421757289_5027119830236466862_o

Bà Nguyễn Thị Bạch Ngân, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu chỉ đạo hội nghị 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, bà Nguyễn Thị Bạch Ngân nhấn mạnh Luật Tổ chức chính quyền địa phương, luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND rất thiết thực, đây là dịp tốt để lãnh đạo các phòng, ban đơn vị…nắm bắt về cách thức và giải pháp để triển khai luật có hiệu quả trên thực tế từng địa phương; qua đó phục vụ tốt cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sắp đến; đồng thời bà cũng yêu cầu các cán bộ, công chức, viên chức tham dự Hội nghị cần có thái độ nghiêm túc, với tinh thần chủ động lắng nghe, chủ động trao đổi, tìm hiểu những nội dung của hai bộ luật để áp dụng các văn bản pháp luật trong thực tiễn hoạt động của cơ quan, đơn vị mình,

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe bà Nguyễn Thị Thanh Xuân – Trưởng phòng tuyên truyển Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến các nội dung của luật Tổ chức chính quyền địa phương, luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ chín và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Luật gồm 8 chương 143 điều quy định rõ 6 nguyên tắc phân định thẩm quyền, các trường hợp phân quyền, phân cấp, ủy quyền phân cấp giữa Trung ương, địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời có 4 điểm mới cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương so với Luật Tổ chức HĐND, UBND năm 2003. Luật này cũng đã bổ sung nhiều điểm mới về tổ chức và hoạt động của HĐND nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đảm bảo là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương; về cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của chính quyền địa phương.

Description: 12307973_617137428423955_7172460080309728786_o

Báo cáo viên Nguyễn Thị Thanh Xuân – trưởng phòng tuyên truyển Sở tư pháp 

Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ chín và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/9/2015, luật gồm 10 chương, 98 điều quy định về nguyên tắc bầu cử; tuổi bầu cử và tuổi ứng cử; quy định về dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; về danh sách cử tri: nguyên tắc lập danh sách cử tri; về nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu, về kết quả bầu cử… Điểm mới trong Luật này là trao thẩm quyền quyết định ngày bầu cử, quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội; Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội; mở rộng cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc./.

Tin, ảnh: Phương Anh, BBT