Văn hóa - Nghệ thuật Văn hóa - Nghệ thuật
Kinh doanh các dịch vụ văn hóa:Đổi mới, đa dạng để thu hút khách
10:23 | 06/05/2015 Print   E-mail    

 
Nếu như trước đây, các đơn vị kinh doanh các dịch vụ văn hóa luôn tự cho mình đặc cách “một mình một chợ” thì vài năm gần đây thị trường này đã bị chia nhỏ. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ văn hóa như nhà sách, rạp chiếu phim… buộc phải thay đổi cách tiếp thị, đa dạng dịch vụ để cạnh tranh.
 
Trước năm 1990, TP. Vũng Tàu chỉ có 2 nhà sách thuộc Công ty văn hóa tổng hợp. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 138 đơn vị dịch vụ sách báo. Chỉ tính khu vực trung tâm TP. Vũng Tàu đã có hàng chục nhà sách quy mô, bề thế như: Nhà sách Lê Lai, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hoàng Cương, Đông Hải, Kiến Thức… Mới đây nhất là sự ra đời của hệ thống nhà sách Fahasha tại đường Nguyễn Thái Học và đường Thi Sách, TP. Vũng Tàu. Hầu hết các hệ thống các nhà sách được trưng bày đủ các mặt hàng từ hàng lưu niệm, văn phòng phẩm, văn hoá phẩm đến đồ chơi cho thiếu nhi, mỹ phẩm và bánh kẹo… Nhà sách không đơn thuần là nơi trưng bày sách và tạp chí như trước mà còn được thiết kế trở thành những địa điểm để người dân địa phương có thể đến chọn sách, mua sắm các mặt hàng văn hóa phẩm khác, hoặc cũng có thể tìm ở nhà sách một không gian vui chơi, giải trí lành mạnh.
Description: C:\Users\Sony\Desktop\dich vu van hoa.jpg
                                 Em bé được bố đưa đến Nhà sách Lê Lai làm tranh cát
Những ví dụ trên cho thấy các đơn vị tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá và giúp người dân địa phương cho nhiều lựa chọn.
 
Bên cạnh nhà sách, những năm gần đây, các rạp chiếu phim hiện đại cũng rất ăn khách. Rạp chiếu phim Cinebox Việt Phú và 80 cơ sở tư nhân phát hành báo chí, văn hóa phẩm. Rạp Cinebox Việt Phú (số 7 Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu) được xây dựng vào cuối năm 2005 với số vốn đầu tư hơn 6 tỉ đồng là một mô hình kinh doanh mới trên lĩnh vực điện ảnh tại địa phương, phục vụ người dân và khách du lịch.  Cinebox Việt Phú vẫn thường xuyên có chính sách thu hút khách hàng đến thưởng thức phim tại rạp: tặng vé xem phim, thẻ VIP, giảm giá vé cho sinh viên, học sinh; tặng vé xem phim cho các em học sinh giỏi trong dịp hè… Để làm mới mình, Cinebox Việt Phú cũng tiến hành cải tạo lại mặt bằng kinh doanh cho bắt mắt hơn, hấp dẫn hơn; đồng thời thường xuyên tổ chức giao lưu, trả lời thắc mắc cho khách hàng qua trang web; nhắn tin, gửi email lịch chiếu phim hàng tuần và các chương trình khuyến mãi (nếu có) đến khách hàng; phát tờ rơi quảng cáo phim... Bên cạnh đó, Việt Phú khai thác nguồn phim mới nhất từ Mega Star, Galaxy, BHD trên cơ sở khảo sát thị hiếu người xem… Theo đại diện của Cinebox Việt Phú, muốn chào mời được khách hàng, phải liên tục có sự đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì kinh doanh dịch vụ văn hóa vẫn có những yêu cầu riêng của nó: đem đến những cảm nhận mới về cuộc sống qua giá trị tinh thần mà khách hàng thụ hưởng được trong sản phẩm và cả sự hài lòng từ cách phục vụ mà chúng ta cung cấp.
 
Từ tháng 7-2014, cụm rạp CGV Vũng Tàu Lam Sơn Square khai trương, đánh dấu sự “tấn công” của rạp phim tư nhân nước ngoài vào Vũng Tàu. CGV Lam Sơn Square có 05 phòng chiếu phim trong đó 02 phòng chiếu 3D được trang bị công nghệ chiếu phim hiện đại và hơn 700 ghế ngồi được thiết kế đặc trưng phù hợp cho từng tầm nhìn, góc độ của khách hàng khi thưởng thức phim. Ngoài ra, nhằm dẫn đầu xu hướng phim hiện đại, CGV Vũng Tàu Lam Sơn Square đã trang bị hệ thống máy chiếu 3D và 2D kỹ thuật số mới nhất, với hình ảnh sống động rõ nét cùng với hiệu ứng âm thanh vòm Dolby Surround 7.1 sẽ mang đến cho khán giả của thành phố biển Vũng Tàu những phút giây thư giãn hoàn hảo.
Bài, ảnh: Yến Nhi

BBT.