Liên Kết Website Liên Kết Website
Văn hóa - Nghệ thuật Văn hóa - Nghệ thuật
Ứng xử thế nào đối với người thường xuyên chiếm vỉa hè, lòng đường buôn bán, họp chợ?
04:54 | 23/04/2020 Print   E-mail    

Mấy ngày qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về việc nữ Phó Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy, TP Hạ Long phát ngôn không chuẩn mực khi thực hiện nhiệm vụ xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, họp chợ. Phát ngôn của lãnh đạo, nhất là người có chức vụ khi trực tiếp làm việc với dân, luôn được quan tâm; cấp ủy Đảng và trong các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên giáo dục cán bộ, công chức về văn hóa công vụ, đạo đức công vụ ứng xử với nhân dân và đồng nghiệp. Cho nên phát ngôn không chuẩn mực của nữ Phó Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy không thể chấp nhận.

Thực tế trong giải quyết vấn nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, họp chợ và tình trạng người bán cố tình không chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn ra nhiều nơi, kéo dài làm đau đầu các cấp chính quyền và lực lượng làm nhiệm vụ. Ông Ngô Văn Quả, Đội phó Đội Trật tự đô thị Thành phố Vũng Tàu cho biết: Người bán hàng rong, bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường chắc chắn biết khu vực đó không được bán; Thành phố, các phường, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, lắp đặt biển báo, các lực lượng làm nhiệm vụ tiếp cận vận động, nhắc nhở, nhưng vì lợi nhuận người bán đã cố tình không chấp hành, do vậy không còn cách nào khác là phải sử dụng biện pháp hành chính, xử lý vi phạm, thu giữ phương tiện vi phạm để xử phạt theo quy định của pháp luật. Ông Trương Thế Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Thắng Tam cho rằng các lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự đô thị luôn bị áp lực lớn đối với người buôn bán chiếm vỉa hè lòng đường, người vi phạm dùng đủ các hành vi để lấy lại phương tiện vi phạm và có nhiều trường hợp quyết liệt chống đối, chửi bới, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ dẫn đến việc tranh dành vật dụng, để lại hình ảnh phản cảm trong mắt người dân và người bị đánh giá thiếu chuẩn mực là những người thực thi nhiệm vụ. Vậy câu hỏi đặt ra là ứng xử thế nào đối với người thường xuyên chiếm vỉa hè, lòng đường buôn bán họp chợ?

Đường Lưu Chí Hiếu, Phường 10 bị lấn chiếm buôn bán họp chợ các lực lượng thường xuyên xử lý nhưng không dứt điểm được

Bà Đặng Kim Lanh, Trưởng phòng Nội vụ Thành phố cho rằng cho dù với bất cứ lý do gì cán bộ, công chức phải ứng xử chuẩn mực với người dân, những người thực hiện nhiệm vụ phải tự rèn luyện và thực hiện đức tính kiên nhẫn, khi tiếp xúc với người dân và ngay cả người vi phạm hành chính, không vì một chút mất bình tĩnh mà để lại hậu quả xấu cho cho cán bộ, công chức.

Ông Trần Ngọc Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy chia sẻ áp lực làm việc của những người thực hiện nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với dân nhất là xử lý vi phạm trật tự đô thị, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, cho nên hơn lúc nào hết bản lĩnh chính trị, việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức phải đúng quy định pháp luật, cũng như việc tuyên truyền vận động, thuyết phục và cả việc xử lý hành chính người vi phạm kiên quyết nhưng có văn hóa, ứng xử văn minh, người vi phạm thấy được cái sai để sửa chữa không tái phạm.

Vỉa hè đường Phó Đức Chính, phường Thắng Tam bị hàng rong lấn chiếm

Khi trao đổi đến vấn đề thực hiện công tác đảm bảo trật tự đô thị, ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định công tác trật tự đô thị, xóa các điểm chợ tự phát là phức tạp, liên quan đến đời sống thiết thực của một số người bán cũng như nhu cầu của những người mua, cho nên việc xử lý phải thực hiện đồng bộ, chúng ta không thể khoan nhượng cho việc chiếm vỉa hè, lòng đường nhưng cũng phải thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật cho phép người thực thi công vụ, các lực lượng cần phải kiên trì, đồng thời tích cực vận động người mua không tham gia, không sử dụng hàng hóa từ vỉa hè, lòng đường họp chợ trái phép, cho mở những điểm bán hàng, đảm bảo giá cả phù hợp, gần khu vực người dân có nhu cầu mua mới có thể giải quyết tình trạng này lâu dài. Cán bộ, công chức, người thực thi nhiệm vụ phải ứng xử tốt nhất với nhân dân bất kể đó là ai.

Pháp luật luôn bảo vệ người đúng, hành động đúng. Hơn ai hết mỗi cán bộ, công chức, người thực thi nhiệm vụ được nhà nước giao phải ứng xử có văn hóa và gương mẫu chấp hành pháp luật, từ đó mới tuyên truyền, giáo dục người dân, người dân sẽ ủng hộ và thực hiện, tất nhiên cần phải có thời gian dài./.

Bài, ảnh: Thắng Cảnh, BBT   

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu