Liên Kết Website Liên Kết Website
An ninh quốc phòng An ninh quốc phòng
Bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
01:13 | 26/07/2013 Print   E-mail    

        Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”, tại Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đã tổ chức vào Ngày 9/7/2013 vừa qua là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm

       Các tư liệu cho thấy, nhà nước Việt Nam từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược, cho đến đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất Tổ quốc và đang xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

 Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn và đoàn đại biểu Bộ Thông tin và Truyền thông đi tham quan triển lãm

       Triển lãm tư liệu và bản đồ về “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” là dịp để chúng ta khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua hơn 150 bản đồ, bức ảnh, tư liệu quý đã được khẳng định từ các triều đại của nhà nước phong kiến Trung Quốc trước đây cũng như nhà nước Trung quốc qua các thời kỳ; các nước phương Tây cũng như các triều đại phong kiến Việt Nam, nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã phát hành, lưu giữ những tư liệu quý giá này. Để nhân dân ta trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài nhận thức đầy đủ về tính lịch sử, tính trung thực của các tư liệu, bản đồ nhằm cung cấp các nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hệ thống và chuẩn xác, góp phần nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mọi người dân, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Đồng thời, cũng là dịp để chúng ta gửi thông điệp đến với bạn bè thế giới cũng như nhân dân Trung Quốc rằng: Nhân dân Việt Nam từ bao đời nay đã bảo vệ gìn giữ chủ quyền thiêng liêng của mình ở hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây cũng là dịp để tri ân đồng bào, chiến sĩ trong cả nước; kiều bào ta ở nước ngoài trong suốt nhiều năm qua đã dày công sưu tầm, gìn giữ để hôm nay hiến tặng cho chúng ta tổ chức triển lãm, làm tư liệu hết sức quý giá cho hôm nay và cho muôn đời sau.

Kỹ sư Trần Thắng (thứ hai từ trái sang), người trao tặng gần 200 bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đang giới thiệu về bộ sưu tập bản đồ, atlas quý hiếm mà anh đã đem tới triển lãm.

 

       Tại triển lãm đã trưng bày hơn 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế. Triển lãm được chia thành các nhóm tư liệu chính gồm: Phiên bản của các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; Tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay; Ba cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1919 và 1933 (gồm Atlas Trung Quốc địa đồ xuất bản năm 1908, bằng tiếng Anh; Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ: do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân Quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919, in bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp; Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ: do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân Quốc tái bản tại Nam Kinh vào năm 1933, in bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp). Tất cả tư liệu đều chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

       Mảng tư liệu của Việt Nam, được nhấn mạnh với thư tịch, bản đồ có tài liệu và tính chất chính thức của nhà nước như châu bản triều Nguyễn, các bộ chính sử, địa lý lịch sử, các công văn, giấy tờ hay ghi chép khách quan của những quan chức, viên chức, học giải đang thực thi công vụ.

       Các bản đồ tư liệu và hiện vật này là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

       19 Châu bản (văn bản hành chính cấp nhà nước) phản ánh quá trình thực thi chủ quyền của triều đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã được trưng bày. Đây là bằng chứng cho thấy các vua triều Nguyễn luôn quan tâm đến vấn đề thực thi chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, thông qua việc liên tục cử người ra hai quần đảo để khảo sát, cắm móc, vẽ bản đồ, cứu hộ cứu nạn với thuyền bè Việt Nam và các nước trong khu vực.

 

      Những trang tư liệu về phủ Quảng Ngãi trong bộ sách Đại Nam nhất thống chi do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, trong đó có phản ánh việc triều đình nhà nguyễn chiêu mộ dân đảo lý sơn bổ sung vào Đội Hoàng Sa kiêm quân Bắc Hải để đưa quân ra đảo Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) khai thác hải sản và xác lập chủ quyền trên hai quần đảo này.

       Các trang trong bộ sách Quốc triều chính biên toát yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn dưới triều Duy Tân (1907 - 1916), miêu tả về hình thế, địa vực, cây cỏ, sử tích trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và việc triều Nguyễn sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật, người Lý Sơn đem thủy binh ra Hoàng Sa để đo đạc hải giới, cắm mốc chủ quyền và khai thác hải vật dưới triều Minh Mạng

Bản quốc địa đồ trong sách Khải đồng thuyết ước khắc in dưới triều Tự Đức

có thể hiện địa danh Hoàng Sa (Bãi Hoàng Sa) bằng chữ Hán

Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1838, triều Minh Mạng, có thể hiện 2 địa danh Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa bằng chữ Hán.

       Mô hình bia chủ quyền do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6/1938. Trên bia khắc dòng chữ bằng tiếng pháp, nghĩa là: “Cộng hòa Pháp – Vương quốc An Nam- Quần đảo Hoàng Sa 1816- Đảo Hoàng Sa 1938”.

      Gia đình người Việt Nam duy nhất sống ở Hoàng Sa từ năm 1938 -1940 Ảnh cha con  con ông Trần Quân Bảo chụp ngay sau khi trở về đất liền 1940 (Ảnh do nhân vật cung cấp)Đại tá Trần Quân Bảo - Nguyên Phó Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra Đảng Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng, trong ảnh là ông Trần Văn Phước cha ông Bảo cùng 3 anh em: ông bảo (SN 1934), em gái tôi (SN 1936) và cậu em trai (SN 1938).

"Điều đáng chú ý là có nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc được mang tới triển lãm thể hiện cực nam của nước này chỉ đến đảo Hải Nam. Trong khi đó, bản đồ của Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn cùng các thư tịch cho thấy Việt Nam đã khai thác và thiết lập chủ quyền một cách liên tục với Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỷ 16, thế kỷ 17".

Mảng tư liệu của Trung Quốc, được giới thiệu một số bản đồ và 3 tập Atlas khẳng định ranh giới cực nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam

Hình ảnh tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" đăng trên trang tin tức quân sự của Sina. Ảnh: Sina

 

Tấm bản đồ địa lý do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, phần cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo

Hải Nam 

Bản đồ của tỉnh Quảng Đông (in trong Trung Hoa bưu chính dư đồ, do Trung Hoa Dân Quốc tái bản năm 1933) phần cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

Bản đồ An Accurate Map of Asia do Emanuel Bowen thực hiện, xuất bản tại Paris (Pháp) năm 1747

 

Bản đồ An Accurate Map of Asia do Emanuel Bowen thực hiện, xuất bản tại Pháp năm 1747

 

Bản đồ các nguồn nhiên liệu và năng lượng xuất bản tại Mỹ năm 1975

thể hiện phần lãnh thổ cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

 

Sự vụ lệnh (lệnh điều động) do chỉ huy hải quân quân đội Sài Gòn điều động quân nhân ra thay quân trấn giữ ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1969, tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa.

Hàng chục ấn phẩm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam đã được giới thiệu trong triển lãm " Hoàng Sa - của Việt Nam những bằng chứng lịch sử"

Ba cuốn Atlas (bản đồ chính thức) xuất bản vào năm 1908, 1919 và 1933 thêm một lần nữa khẳng định Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.

Đó là Atlas Trung Quốc địa đồ: xuất bản năm 1908, bằng tiếng Anh; Atlas Trung Hoa bưu chính địa đồ, do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông Trung Hoa Dân Quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919, in bằng ba thứ tiếng: Trung - Anh - Pháp; Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông Trung Hoa Dân Quốc tái bản tại Nam Kinh năm 1933, in bằng ba thứ tiếng: Trung - Anh - Pháp

Điều đáng chú ý khác, các atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì không được thể hiện trên các bản đồ trong atlas. Do vậy, mà cương giới cực nam của Trung Quốc trong các atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng cho đến khi nhà Thanh phát hành các atlas này vào năm 1908 và sau đó chính quyền Trung Hoa dân quốc tái bản các atlas này vào các năm 1919 và 1933, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi lý của Trung Quốc.

Đây là những tư liệu cực kỳ quý giá và mang giá trị lịch sử, chính trị quan trọng, cho thấy việc Trung Quốc đòi chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa là rất phi lý". "Người Trung Quốc tự mâu thuẫn với chính mình khi đòi chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa. Rõ ràng từ thời xưa, Trung Quốc không có bất cứ chủ quyền nào tại hai quần đảo này"."Đây là thông điệp để gửi tới các nước trên thế giới và Trung Quốc rằng Việt Nam từ thời xa xưa đã phát hiện, khai thác và có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam khẳng định chủ quyền với hai quần đảo này và sẽ thực thi chủ quyền một cách hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế".                                                                                                 Ảnh sưu tầm

                                                                                                                                    Bài:HảiChâu

 

 

 

 

 

 

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu