Liên Kết Website Liên Kết Website
Thông tin hoạt động Thông tin hoạt động
Thực trạng và giải pháp trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luât cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số trong hệ thống Hội LHPN các cấp
11:28 | 28/11/2014 Print   E-mail    

Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một hoạt động có định hướng, có tổ chức nhằm cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và và hành vi hợp pháp cho đối tượng PBGDPL nhằm nâng cao nhận thức pháp luật đúng đắn, thói quen hành động phù hợp với các quy định của pháp luật. Từ đó tạo ra một trật tự xã  hội: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", không ngừng tăng cường pháp chế XHCN cho vùng dân cư nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số của Hội LHPN tỉnh BR-VT nói riêng. Là quá trình nhằm nâng cao dân trí pháp luật vì vậy để đạt được mục đích đó thì chủ thể PBGDPL phải tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng GDPL để áp dụng hình thức và phương pháp PBGDPL phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.

 
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng ta xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; là một nhiệm vụ rất quan trọng trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, được Đảng và Chính phủ quan tâm thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách.
 
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của tỉnh ủy, sự phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành, đoàn thể, sự đoàn kết, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của tập thể cán bộ, hội viên hội phụ nữ thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội LHPN các cấp trong tỉnh được thực hiện ngày càng có nề nếp, thực sự đi vào chiều sâu, đa dạng nhiều hình thức phù hợp với phong tục, tập quán của hội viên phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ,
 
Kết quả, trong năm 2014 các cấp Hội phối hợp tuyên truyền phổ biến theo (Tiểu đề án 4): Tổ chức 23 lớp tập huấn cho 984 tuyên truyền viên về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn pháp luật và 2.250 cán bộ, hội viên phụ nữ về quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống mua bán người, Luật dân sự, hình sự, dân số... phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý, Hội Luật gia, văn phòng Luật sư tổ chức tuyên truyền, tư vấn lưu động tại cơ sở xã, phường được 82 cuộc, tại các buổi tư vấn có 302 phụ nữ được trực tiếp tư vấn, hướng dẫn pháp lý về đất đai, hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình và các vấn đề tranh chấp khác….Mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên của Hội được củng cố và phát triển. Toàn tỉnh có 1.500 cán bộ Hội phụ nữ là báo cáo viên, tuyên truyền viên, có 05 tư vấn viên pháp luật; có 28 cán bộ Hội là Hội thẩm nhân dân các cấp; 100% cấp Hội có cán bộ tham gia trong Hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật.
 
Trong những năm qua các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho phụ nữ, các hình thức được cấp Hội thực hiện nhiều như: tuyên truyền qua những tiểu phẩm kịch, những bài thơ, ca, hò,vè… đi giao lưu tuyên truyền tại cơ sở;Đây là hình thức tuyên truyền thu hút được nhiều chị em tham gia với vai trò vừa là tuyên truyền viên, vừa là diễn viên và cũng là những người đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, nên các chị có nhiều kinh nghiệm cho cả công tác tuyên truyền và tư vấn cho hội viên. Tuyên truyền qua sinh hoạt các Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội,câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ pháp luật, phòng chống bạo lực gia đình... Tính đến nay, các cấp Hội xây dựng được 504 Câu lạc bộ phòng, chống tệ nạn xã hội, tại 82 xã, phường, thị trấn và các khu phố, ấp dân cư, với 20.918 thành viên, trong đó có 191 thành viên đã từng vi phạm pháp luật trở về địa phương; Xây dựng và duy trì 417 tổ phụ nữ đăng ký “Tổ phụ nữ không có người thân phạm tội và vi phạm pháp luật”, có 573 tổ phụ nữ đăng ký thực hiện tổ phụ nữ “Không có chồng con nghiện ma túy”. Tỉnh Hội hỗ trợ kinh phí họat động cho 82 CLB xã, phường, thị trấn 500.000đ/01 CLB/năm từ nguồn kinh phí phân bổ của Công an tỉnh. Tuyên truyền qua sinh hoạt định kỳ hàng tháng, hàng quý tại 565 chi Hội,6.500 tổ, nhóm phụ nữ; Tổ chức thực hiện Ngày pháp luật trong toàn hệ thống Hội… với các nội dungvề các chủ trương chính sách của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước;Các văn bản, quy định pháp luật ;phối hợp với các ngành tổ chức hàng năm. Tuyên truyền tư vấn qua hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật phụ nữ tỉnh và 312 tổ tư vấntại cơ sở; Tham gia hòa giải, giải quyết đơn thư ngay từ cơ sở, không để đơn thư tồn đọng kéo dài...Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh tuyên truyền tư vấn qua chương trình “Chia sẻ” phát sóng 24 lần/năm, chương trình “Phụ nữ và cuộc sống” 44 lần/năm, phát thanh trên Đài truyền thanh địa phương 2 lần/ngày.
 
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cho cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng đi vào nề nếp, ổn định, đang dạng, phong phú về nội dung và hính thức đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như trong hành động chấp hành pháp luật của cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số.
 
Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ, hội viênphụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều; chưa coi trọng công tác này, ảnh hưởng đến công tác phối hợp, triển khai thực hiện; Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là cán bộ, hội viên người dân tộc, biết tiếng dân tộc có trình độ chuyên môn còn thiếu và hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số; Kinh phí và cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động Phổ biến giáo dục pháp luật còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ không đáp ứng được yêu cầu để đạt được mục tiêu đó đặt ra. Do đó, việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa sâu rộng, toàn diện, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của hội viên phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số.
 
Trong thời gian tới các cấp Hội LHPN trong tỉnh tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xứng đáng với tầm quan trọng của công tác này trong thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác PBGDPL, tăng cường đội ngũ trẻ và có trình độ chuyên môn luật. Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ theo kế hoạch và yêu cầu của địa phương cho đội ngũ làm công tác PBGDPL. Đồng thời, cung cấp tài liệu để họ thường xuyên cập nhật thông tin, phổ biến kịp thời, chính xác các văn bản. Hỗ trợ trang bị các phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, có chế độ đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ này yên tâm công tác Duy trì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý ở cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể; Thực thi pháp luật nghiêm minh ở các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là điều kiện để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả. Đồng thời, tạo niềm tin vào pháp luật trong hội viên phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số.
 
Bài: Tiến Loan
BBT.
 

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu