Liên Kết Website Liên Kết Website
Thông tin hoạt động Thông tin hoạt động
UBND Tỉnh Chỉ thị về điều hành đầu tư công năm 2020
09:37 | 13/01/2020 Print   E-mail    

Nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh, vừa qua, UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND về việc điều hành đầu tư công năm 2020

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các BQLDA trên địa bàn tỉnh tổ chức nghiên cứu và thực hiện nghiêm các quy định tại Luật Đầu tư công 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Luật Xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 27/CTTTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước; đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, về triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020: Các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện dự án sau khi nhận được quyết định giao kế hoạch vốn năm 2020. Trong phạm vi thẩm quyền, chủ động có giải pháp cụ thể hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu thầu … nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước khi có khối lượng được nghiệm thu, không dồn vốn vào cuối năm mới thanh toán; Đối với các dự án đã bố trí vốn khởi công xây dựng mới trong kế hoạch năm 2020, các chủ đầu tư phải khẩn trương hoàn thành thủ tục, tổ chức lựa chọn nhà thầu và khởi công xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2020.

Thứ 2, kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Các chủ đầu tư phải lựa chọn nhà thầu tư vấn có năng lực trong việc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, dự án đầu tư và chịu trách nhiệm trước Người quyết định đầu tư về quy mô, tổng mức đầu tư và hiệu quả của dự án; không sử dụng vật liệu, thiết bị đắt tiền, lãng phí làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý; Việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của các dự án đã được phê duyệt phải thực hiện đúng theo các quy định tại Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

Thứ 3, tăng cường công tác quản lý nhằm không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản: Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn; UBND các huyện, thị xã, thành phố phân bổ vốn bổ sung từ ngân sách tỉnh năm 2020 theo đúng mục tiêu, không để phát sinh tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Khi xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm cần tính toán chặt chẽ trên hai yếu tố cơ bản là nhu cầu thật sự bức thiết của địa phương và khả năng nguồn vốn có giới hạn để quyết định đầu tư, xác định quy mô và phân kỳ đầu tư cho phù hợp, tránh lãng phí do hiện tượng dư thừa công năng sử dụng.

Thứ 4, về công tác đấu thầu: Các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm của mình, bảo đảm tổ chức lựa chọn nhà thầu hiệu quả, nhanh chóng theo đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin trong đấu thầu theo đúng quy định; Từ ngày 01/02/2019, tất cả các gói thầu thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh trong nước chưa thực hiện Thông báo mời thầu phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia. Việc lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hoá thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh trong nước theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 17/01/2019 của UBND tỉnh.

Thứ 5, về tạm ứng và thu hồi các khoản tạm ứng cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước: Việc ứng trước kế hoạch vốn đầu tư chỉ được thực hiện đối với các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách và các dự án trọng điểm cấp bách theo khả năng của từng cấp ngân sách; Các chủ đầu tư có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các khoản đã tạm ứng nhưng sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng hoặc chưa sử dụng để lập thủ tục hoàn trả lại cho ngân sách. Chỉ được ký kết và tạm ứng hợp đồng khi đã bảo đảm đủ điều kiện để nhà thầu có thể triển khai thực hiện ngay các công việc theo hợp đồng đã ký kết.

Thứ 6, về bồi thường giải phóng mặt bằng: UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng với các chủ đầu tư ưu tiên tập trung thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn, đối với các dự án theo tuyến như đường giao thông, kênh mương, đường ng cấp thoát nước…Các chủ đầu tư chỉ được tổ chức đấu thầu và triển khai thi công các gói thầu của dự án khi đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng trong phạm vi gói thầu. Đối với các dự án chỉ bố trí vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trong kế hoạch đầu tư công năm 2020, sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phải báo cáo UBND tỉnh để xem xét bố trí vốn thực hiện thi công.

Thứ 7, về quyết toán dự án đã hoàn thành: các chủ đầu tư đôn đốc và phối hợp với các nhà thầu lập hồ sơ và quyết toán các dự án đã hoàn thành bảo đảm thời gian quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.

Thứ 8, về xã hội hoá đầu tư: UBND các huyện, thị xã, thành phải thường xuyên rà soát những dự án đầu tư công có thể kêu gọi xã hội hoá, công khai minh bạch danh mục đầu tư, kể cả các dự án đã dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2018-2020 để các doanh nghiệp có khả năng đầu tư tham gia theo các hình thức xã hội hoá hoặc PPP./.

Tin: Bằng Lăng, BBT

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu