Liên Kết Website Liên Kết Website
Thông tin hoạt động Thông tin hoạt động
Hội nghị chuyên đề đánh giá tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và các sai phạm, nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự
07:34 | 01/11/2014 Print   E-mail    

 
 
Ngày 23/10, tại Thành phố Vũng Tàu, Cục bồi thường Nhà nước thuộc Bộ Tư Pháp tỏ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và các sai phạm, nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự”. Ông Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng Cục bồi thường nhà nước chủ trì Hội nghị.
 
  
Tại Hội nghị, Ông Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng Cục bồi thường nhà nước cung cấp những thông tin tổng quan về tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được ban hành năm 2010 đến nay. Cụ thể, cơ quan hành chính các cấp đã thụ lý 56 vụ việc yêu cầu bồi thường, trong đó đã giải quyết bồi thường 41 vụ việc, 15 vụ việc đang tiếp tục giải quyết. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 đã có 27 vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường, trong đó đã giải quyết xong 10 vụ với tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường hơn 800 triệu đồng. Riêng tại tỉnh BRVT, kể từ khi luật có hiệu lực đến nay, đã giải quyết hơn 450 đơn khiếu nại, tốc cáo, tuy nhiên chưa có trường hợp nào nhà nước phải bồi thường trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
 
Hội nghị cũng đã thảo luận xung quanh những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Theo các đại biểu, về cơ bản, Luật TNBTCNN đã thể hiện tính ưu việt hơn sơ với các văn bản quy phạm pháp luật trước đó, tuy nhiên đến nay, một số quy định của Luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: quy định về căn cứ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường chưa đầy đủ, toàn diện; quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường chưa hợp lý; Luật quy định người bị thiệt hại chỉ có quyền yêu cầu bồi thường khi đã có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Tuy nhiên, chi phí mà người bị thiệt hại bỏ ra để có được văn bản đó lại chưa được quy định là một loại thiệt hại được bồi thường; thời hạn giải quyết bồi thường qua từng giai đoạn được Luật quy định quá ngắn; chưa có sự thống nhất trong giải quyết bồi thường giữa các lĩnh vực liên quan đến thiệt hại được bồi thường. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhiều cơ quan do chưa thực sự hiểu đúng tinh thần các quy định của Luật TNBTCNN nên đã né tránh việc thực hiện trách nhiệm bồi thường; một số cơ quan có thẩm quyền không thực hiện đúng thủ tục giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; sự can thiệp trái pháp luật của cơ quan cấp trên vào việc giải quyết bồi thường; trong một số vụ việc, mặc dù cơ quan hành chính đã có thiện chí giải quyết nhưng lại gặp phải sự thiếu hợp tác của người bị thiệt hại, dẫn đến việc giải quyết bồi thường bị châm trễ....
 
Kết thúc Hội nghị các đại biểu đề xuất, kiến nghị: các cơ quan, ban ngành quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về bồi thường nhà nước nói riêng; Cục Bồi thường nhà nước nói riêng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đáp ứng tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế bồi thường nhà nước trên thực tiễn.
 
Tin, ảnh: Minh Phát
BBT.
 

Thông Tin Thời Tiết Thông Tin Thời Tiết

Ảnh đẹp Vũng Tàu Ảnh đẹp Vũng Tàu