Tin trong nước Tin trong nước
Nga phủ quyết dự thảo về Crưm tại HĐBA LHQ.
09:46 | 17/03/2014 Print   E-mail    


Trong phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 15-3, Nga đã dùng quyền phủ quyết để bác dự thảo kêu gọi LHQ không công nhận tính hợp pháp của của cuộc trưng cầu dân ý về tương lai vùng tự trị Crưm (Crimea) sẽ tổ chức vào ngày 16-3 này. Dự thảo trên được đưa ra HĐBA theo sáng kiến của Mỹ và nhận được sự ủng hộ của 13 quốc gia, nhưng đại diện Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Phát biểu tại phiên họp, đại sứ Nga tại LHQ, Vitaly Churkin, khẳng định, Nga không thể công nhận cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm là “không có hiệu lực pháp lý”. “Điều này trái với nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được nhiều văn kiện quốc tế công nhận”, ông V. Churkin tuyên bố.
Description: http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2014/3/16/15032014son9000415500.jpg
Phiên họp của HĐBA LHQ về cuộc trưng cầu dân ý của vùng tự trị Crưm. Ảnh: AFP
Đại sứ Nga tại LHQ cũng chỉ ra tính hợp hiến của cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm tuân theo nguyên tắc được xác nhận trong Điều 1 Hiến chương LHQ và nhiều quyết định đã có tiền lệ của Đại hội đồng LHQ. Ông V. Churkin nhấn mạnh, tới năm 1954, Crưm vẫn là một phần lãnh thổ của Nga và việc chuyển vùng lãnh thổ này cho Ukraine ở thời điểm đó là vi phạm luật pháp Liên bang Xô Viết vì không tuân theo ý nguyện của người dân sở tại.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Crưm đã hưởng quy chế tự trị trong cơ cấu nhà nước Ukraine và hơn 20 năm qua, vùng lãnh thổ này vẫn cố gắng để thực hiện quyền tự quyết của mình. Điển hình là năm 1991, Hội đồng tối cao Crưm đã thông qua tuyên bố chủ quyền và năm 1992 là Hiến pháp khẳng định vùng tự trị này là vùng lãnh thổ độc lập với Ukraine. Tuy nhiên, tới năm 1995, Hiến pháp này đã bị Tổng thống và Quốc hội Ukraine bãi bỏ bất chấp mong muốn của người dân vùng tự trị.
Bác bỏ tuyên bố của đại sứ Mỹ tại LHQ, Samantha Power, về việc Nga sử dụng quyền phủ quyết chỉ để “biện minh cho hành động xâm lược quân sự vào lãnh thổ Ukraine”, ông V. Churkin tuyên bố: “Crưm không thể thực hiện quyền tự quyết khi còn là một thực thể phụ thuộc. Họ chỉ có thể tự quyết định số phận của mình khi là một quốc gia độc lập. Thực tế, quyền tự quyết của các dân tộc trong đa số trường hợp thường không cần sự đồng thuận của chính quyền trung ương…
Trong trường hợp này, đối với Crưm, đó là hành động hợp pháp trong tình huống khẩn cấp, khi chính phủ tạm quyền Ukraine giành quyền lực bằng đảo chính nhà nước hồi tháng 2-2014 và hiện do lực lượng dân tộc cực đoan nắm giữ. Điều này là mối đe dọa trực tiếp không chỉ đối với Crưm, mà là toàn bộ đất nướcUkraine”, tờ báo Nga Interfax trích lời ông V. Churkin đăng tải.
Ông V. Churkin cũng khẳng định, Nga không thảo luận về nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia tại phiên họp.
VT. Nguồn QĐND