Tuyên truyền chính sách pháp luật Tuyên truyền chính sách pháp luật
Tăng mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực canh tranh tại NĐ 75/2019/NĐ-CP.
09:26 | 05/12/2019 Print   E-mail    

Chính phủ ban hành Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh và mức phạt tăng 10 lần đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2019, thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014.

Theo đó hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan với mức phạt như phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Lực lượng quản lý thị trường và các đoàn kiểm tra liên ngành là một trong các cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Nghị định cũng quy định rõ mức xử phạt với các hành vi như hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định; Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền; Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm; Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm; Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm; Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm; Hành vi không thông báo tập trung kinh tế; Hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác; Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; Hành vi ép buộc trong kinh doanh; Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác; Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính; Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ; Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu….

Đặc biệt một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định này là tăng mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh lên gấp 10 lần nghĩa là nếu trước đây mức phạt là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức thì mức phạt mới lên 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức./.

Tin, ảnh: Kim Nguyễn, BBT