Tin trong nước Tin trong nước
Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 2014-2016.
08:39 | 13/12/2013 Print   E-mail    

 

 

 
           Hội đồng Nhân quyền là cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, có tiếng nói quan trọng trong hệ thống các thể chế của Liên hợp quốc về quyền con người, góp phần thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ con người và tự do cơ bản một cách công bằng, bình đẳng và không phân biệt đối xử, trên phạm vi toàn cầu. Hội đồng Nhân quyền được thành lập năm 2006 trên cơ sở kế thừa cơ quan tiền thân là Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc.
 
 
 
          Có 47 nước thành viên trong hội đồng nhân quyền và được phân bổ theo nguyên tắc cân bằng về khu vực địa lý. Trên nguyên tắc đó thành viên hội đồng Nhân quyền được chia thành 5 khu vực địa lý bao gồm: Nhóm Châu Á và Nam Thái Bình Dương 13 ghế, nhóm Châu Phi 13 ghế, nhóm Đông Âu 6 ghế, nhóm Tây Âu và các nước khác (Đông Âu) 7 ghế, nhóm Mỹ La Tinh và Ca Ri Bê 8 ghế.
 
 
           Là một cơ quan của Liên hợp quốc do đó hoạt động của Hội đồng nhân quyền theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, độc lập, chủ quyền của mỗi quốc gia. Việc trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền là mong muốn của mọi quốc gia, vì vậy mà cuộc vận động ứng cử luôn diễn ra hết sức quyết liệt. Phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 ngày 12/11/2013, đã tiến hành bỏ phiếu kín bầu 14 thành viên mới của hội đồng Nhân quyền, trong đó Việt Nam đã nhận được 184 phiếu ủng hộ/ 193 nước tham gia bỏ phiếu. Lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào hội đồng Nhân quyền với sự ủng hộ gần như tuyệt đối, cao nhất trong số 14 nước trúng cử.
 
         Việc trúng cử vào hội đồng Nhân quyền là một thắng lợi quan trọng của đối ngoại Việt Nam, thể hiện uy tín và vị thế cao của quốc gia trên trường quốc tế, có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước tăng cường các hoạt động chống phá, vu cáo, xuyên tạc sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhằm làm giảm uy tín của nước ta.
 
        Việt Nam trở thành thành viên hội đồng Nhân quyền là một sự kiện có ý nghĩa to lớn, là minh chứng khẳng định tính đúng đắn trong đường lối, chính sách về quyền con người, chủ trương tăng cường đóng góp, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Kết quả trúng cử với số phiếu cao là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người.
 
Tin: Mã Hồng
BBT.